Sau khi Nhật Bản và Australia cùng tiến hành những đàm phán thành công về mức giá quặng, tiến trình đàm phán của các doanh nghiệp Trung Quốc có phần khó khăn hơn rất nhiều.
Mặc dù, hiệp hội thép của Trung Quốc đã kiên trì với mức giá giảm đến 40%, nhưng cùng với những bước đi cuối cùng của tiến trình đàm phán, tình hình cũng gây bất lợi nhiều cho phía các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo giới phân tích, những doanh nghiệp Trung Quốc cũng bắt đầu nhượng bộ, chấp nhận mức giảm giá thấp hơn con số 40%.
Ngày 26/5, Nippon Steel của Nhật và Rio Tinto của Australia đã đạt được thỏa thuận giảm mức giá quặng giảm xuống 33%. Hiệp hội thép Trung Quốc thời gian đầu “ im hơi lặng tiếng” để chờ theo dõi. Ngày 19/6, Vale do Rio doce công ty quặng lớn nhất thế giới đã tuyên bố giảm mức giá quặng dài kỳ là 28,2%, Hiệp hội thép của Trung Quốc cũng tuyên bố họ đã có những chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự đổ vỡ trong các đàm phán lần này. Cuối tháng 6, Hiệp hội thép của Trung Quốc một lần nữa không đạt được thỏa thuận về mức giá, phía Trung Quốc một mực tuyên bố sẽ nhẫn nại trong các đàm phán tiếp theo.
Phía Trung Quốc cho rằng, nếu như những đàm phán về giá quặng này không ở mức giá hợp lý, khiến mức giá thành phẩm cao, sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến lợi ích của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, năm nay không gian thương lượng trong các cuộc đàm phán về giá quặng sắt của Trung Quốc đang thu hẹp một cách nhanh chóng. Trung Quốc có thể phải cần chấp nhận một mức giá mới nhất mà các hãng quặng lớn đưa ra.
Nếu như mức giảm không cao, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tiếp tục chịu những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên các chuyên gia Trung Quốc khẳng định, do nhu cầu của các doanh nghiệp Trung Quốc cao, trước mắt vẫn còn có hai bến ba tháng để tích trữ, hiện Trung Quốc vẫn còn những đối tượng cung ứng như Ấn Đô, Nam Phi. Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, Trung Quốc có thể tiếp nhận mức giá nguyên liệu giảm dưới 40%, nhưng mức giá cuối cùng có thể dừng bước ở 33%.