Chỉ số quản lý sức mua (PMI) ngành thép của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 11, chạm mốc thấp 9 tháng. Đơn hàng xuất khẩu mới cũng giảm trở lại trong tháng 11, báo trước giá thép trong nước sẽ bị sức ép trong thời gian ngắn.
Sau một đợt phục hồi nhẹ trong tháng 10, PMI ngành thép giảm 2.7 điểm so với tháng trước còn 43.3 điểm, mặc dù sản lượng thép thấp hơn trong tháng thứ ba liên tiếp. Sản lượng thép hàng ngày của Trung Quốc chạm mốc thấp 2,178 triệu tấn, giảm 3,2% so với tháng 10.
Đơn đặt hàng mới cho thép thành phẩm giảm 7,2 điểm còn 40.2 điểm, trong khi xuất khẩu giảm 5.4 còn 49.5 điểm. CSLPC khuyến cáo “xuất khẩu thép của Trung Quốc có lẽ đã đi đến một bước ngoặt” bởi vì chỉ số phụ này giảm sau 3 tháng mở rộng liên tiếp trong bối cảnh tranh chấp thương mại gia tăng với các khu vực khác.
Xuất khẩu tới các quốc gia Asean gần đây đã chậm lại và xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục giảm sâu hơn. Bất cứ sự gia tăng nào về hàng tồn kho cũng sẽ làm hạn chế giá thép trong nước.
Một môi trường kinh doanh trong nước đầy thách thức được thể hiện qua chỉ số phụ về tồn kho thép thành phẩm của các nhà máy Trung Quốc tăng 0.8 điểm so với tháng 10 đạt 53.9 điểm. Khối lượng thực tế tại các nhà máy được khảo sát tăng 461.300 tấn so với ngày 31/10 cán mốc 14,46 triệu tấn vào giữa tháng 11.
Trong nhiều năm nay, các nhà máy Trung Quốc đã và đang tích trữ 14-16 triệu tấn thép thành phẩm tồn kho, do các đại lý bị sức ép bởi dòng tiền mặt hạn chế và sức mua trì trệ đã và đang làm mất đi sự nhiệt tình giao dịch.
Quyết định hạ lãi suất tiền gởi và cho vay của ngân hàng trung ương xuống lần lượt 0.25% và 0.4% hôm 21/11 có thể sẽ giúp giảm bớt chi phí tài chính và tăng lợi nhuận của các nhà máy. Nhưng khó mà giúp giảm bớt sự hạn chế tín dụng của họ. CSLPC kết luận rằng sự sụt giảm của giá nguyên liệu làm thép như quặng sắt cũng sẽ gây sức ép lên giá thép trong nước.
Nguồn tin: satthep.net