Trung Quốc sẽ có thể kiểm soát dòng vốn đầu cơ, thậm chí ngay cả khi gần đây có những lý lẽ cho rằng, chính sách đồng nhân dân tệ sẽ dẫn tới các dòng “tiền nóng” chảy vào Trung Quốc, cựu cố vấn ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết. Hôm 19/6, PBOC – một trong những ngân hàng trung ương của Trung Quốc - tuyên bố, ngân hàng sẽ tiếp tục cải cách chế độ tỷ giá trao đổi nhằm tăng cường tính linh hoạt của đồng NDT. Động thái này đồng nghĩa với việc Trung Quốc bắt đầu cho phép đồng NDT tăng giá so với đồng đô la Mỹ lần đầu tiên trong vòng 23 tháng.
Tuy nhiên, hôm 20/6, PBOC lại tuyên bố rằng, ngân hàng sẽ duy trì tỷ giá hối đoái ổn định và sẽ không có bất kỳ thay đổi nào về giá trị của đồng NDT. Trung Quốc sẽ không điều chỉnh giá trị đồng NDT nữa và giá trị của đồng NDT cần được “kiểm soát” nhằm ngăn chặn lực lượng thị trường khỏi các hoạt động dư thừa
Tuyên bố nhấn mạnh, đồng NDT được neo giá trong tập hợp tiền tệ tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại, đồng thời tuyên bố cũng lưu ý rằng, đồng đô la Mỹ không phải là thước đo duy nhất để đánh giá tỷ giá hối đoái của đồng NDT.
Duy trì tốc độ điều chỉnh đồng NDT ở “mức hợp lý và cân bằng” sẽ góp phần ổn định kinh tế và giúp cơ cấu lại nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng.
Theo nhà kinh tế Zhang Xiaojing thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, đồng NDT sẽ được định giá cao dần, mặc dù không thể loại trừ khả năng tăng dần trong thời gian ngắn khi đồng euro đang có xu hướng giảm.
Cách tiếp cận tỷ giá đồng NDT đã gây lo ngại rằng, nguồn vốn đầu cơ hay “tiền nóng” sẽ chảy vào Trung Quốc để đạt được bất kỳ sự định giá lại nào của đồng NDT.
Theo cựu thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ PBOC Yu Yongding, Trung Quốc không nên ngừng tăng giá đồng NDT và có thể duy trì kiểm soát “dòng tiền nóng” bằng cách tăng cường kiểm soát vốn qua biên giới. Theo ông, chính sách tiền tệ linh hoạt hơn không có nghĩa là định giá cao một chiều, mà nó sẽ là chuyển động hai chiều, có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầu tư tiền tệ.
Quyết định chuyển sang tập hợp tiền tệ của Trung Quốc tương tự tham chiếu của giá trị đồng NDT cũng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực kiểm soát dòng vốn qua biên giới.
Giới chuyên gia phân tích cho biết, việc định giá đồng NDT từng bước trong bối cảnh có nhiều luồng vốn đầu cơ sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát những dòng vốn không có lợi.
Đồng NDT hàng năm được duy trì dưới mức 3% sẽ khiến cho các nhà đầu cơ khó khăn trong việc kiếm lợi nhuận, vì họ sẽ phải trả chi phí cho giao dịch hai chiều.
Sự vội vàng trong việc tăng giá đồng NDT sẽ khiến Trung Quốc khó kiểm soát “dòng tiền nóng” và gây nguy hiểm cho nền kinh tế Trung Quốc, ông Zhou nói. Bên cạnh đó, ông đề cập tới sự phá sản tại các khu vực thương mại và thất nghiệp tại Trung Quốc từ tháng 10/2007 đến tháng 07/2008, khi đồng NDT định giá thấp hơn 11% so với đồng đô la, so với 8% trong vòng 2,5 năm trước đó.
Đồng NDT đã tăng 21% so với đồng USD kể từ năm 2005. Các nhà kinh tế cho rằng, đồng NDT tăng sẽ có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù nó cũng có thể mang lại sự không chắc chắn trong trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sẽ gây bất lợi đối với xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu – đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Bên cạnh đó, đồng NDT tăng cũng sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc rẻ hơn. Hiện tại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu chính của các loại hàng hóa như dầu mỏ và quặng sắt.
Tương tự như vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trung Quốc có thể thúc đẩy nền kinh tế nước này hướng tới nền kinh tế theo định hướng dịch vụ và tiêu thụ.
Chuyên gia kinh tế thuộc công ty nghiên cứu kinh tế tài chính Roubini Global Economics cho biết, trong tương lai gần, những nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát sẽ rất có lợi. Theo ông, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc định giá đồng NDT từng bước sẽ có lợi không chỉ cho Mỹ mà còn có lợi đối với Trung Quốc, bởi nhờ đó tiêu thụ trong nước sẽ rẻ hơn và sẽ giúp các chính sách tín dụng của nước này bớt “nóng”.
Chinadaily