Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế đối với sản phẩm gang thép xuất nhập khẩu

 Trong vòng 3 tháng, Trung Quốc đã thay đổi chính sách thuế với các sản phẩm gang thép xuất khẩu. Điều này ảnh hưởng lớn đến ngành gang thép Việt Nam khi gần một nửa kim ngạch nhập khẩu thép của Việt Nam đến từ Trung Quốc.

Theo Bộ Công Thương, từ đầu tháng 5 và cuối tháng 7/2021, Tổng cục Thuế quốc gia (Bộ Tài chính) Trung Quốc đã tiến hành 2 lần điều chỉnh chính sách thuế đối với nhiều sản phẩm gang thép xuất nhập khẩu.

Tại lần điều chỉnh tháng 5, Trung Quốc quyết định áp mức thuế 0% tạm thời đối với một số nguyên liệu sản xuất thép nhập khẩu từ ngày 01/5/2021, cụ thể gồm: gang, thép thô, nguyên liệu thép tái chế (thép phế liệu) và hợp kim Ferrochrome. Nước này cũng tăng thuế xuất khẩu lên 25% đối với sản phẩm hợp kim Ferrosolicon (hợp kim của Fe-rô và Si-líc), tăng thuế xuất khẩu tạm thời (từ 10%) lên 15% đối với sản phẩm gang có độ tinh khiết cao, tăng thuế xuất khẩu tạm thời (từ 15%) lên 20% đối với sản phẩm hợp kim Ferrochrome và ngừng chính sách hoàn thuế đối với 146 sản phẩm gang thép xuất khẩu.

Tại lần điều chỉnh thứ hai (tháng 7/2021), Tổng cục Thuế quốc gia Trung Quốc tiếp tục bổ sung 23 sản phẩm thép khác, bao gồm một số loại thép cán nguội và thép silic có giá trị gia tăng cao hơn so với thép carbon vào diện ngừng hoàn thuế xuất khẩu. Đáng chú ý, thuế xuất khẩu đối với gang có độ tinh khiết cao sẽ được nâng lên 20%, từ mức 15% trước đó; đối với ferrochrome sẽ tăng lên 40%, từ mức 20% hiện nay. Như vậy, danh sách sản phẩm gang thép bị ngừng hoàn thuế xuất khẩu sau hai lần điều chỉnh đã lên đến 169 sản phẩm (mã HS 8 số), trong đó có một số sản phẩm thép được Việt Nam nhập khẩu khá nhiều từ Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đang là nước sản xuất nhiều thép nhất thế giới. Trong tháng 6, sản lượng thép toàn cầu là 167,9 triệu tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc sản xuất 93,9 triệu tấn, chiếm 56% sản lượng của thế giới. Năm 2020, sản lượng thép ở nước đông dân nhất thế giới là 1,054 tỷ tấn, chiếm 56,5% sản lượng trên thế giới. Do đó, việc Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu thép sẽ có tác động đến thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gần 7,1 triệu tấn sắt thép các loại, tương đương 5,79 tỷ USD với giá trung bình 815,2 USD/tấn. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu sắt thép nhiều nhất từ Trung Quốc, đạt 3,64 triệu tấn, tương đương 2,83 tỷ USD với giá trung bình 776,4 USD/tấn. Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc chiếm 51,3% trong tổng khối lượng và chiếm 48,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của Việt Nam. Riêng tháng 6, nhập khẩu sắt thép từ thị trường này là 515.344 tấn, đạt kim ngạch 527,7 triệu USD. Khối lượng, kim ngạch, giá sắt thép lần lượt tăng 3%, 11,8% và 8,5% so với tháng 5. Sắt thép từ Trung Quốc chiếm 51,3% trong tổng khối lượng thép nhập khẩu và 48,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.

Nguồn tin: Công thương

ĐỌC THÊM