Giá kim loại cơ bản tại Thượng Hải ngày 4/4 hầu hết đều giảm, sau khi Mỹ công bố mức thuế mới đối với 1.300 sản phẩm Trung Quốc, bao gồm một số sản phẩm kim loại, mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc gia tăng.
Giá đồng giao kỳ hạn tháng 5 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (ShFE) tăng phiên thứ 5 liên tiếp, ở mức 50.410 NDT (8.019,28 USD)/tấn.
Giá đồng giao kỳ hạn 3 tháng tại Sở giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,2% lên 6.810,5 USD/tấn, sau khi tăng 1,2% trong phiên trước đó.
Bốn kim loại cơ bản khác tại Thượng Hải đều nằm trong xu hướng giảm, trong bối cảnh lo ngại cuộc chiến thương mại, dẫn đầu là kẽm giảm 1% xuống còn 24.660 NDT/tấn, trong khi nhôm và chì cả hai cùng giảm 0,5%.
Chính quyền Trump hôm thứ ba (3/4) nâng đặt cược thương mại ngày càng gia tăng với Trung Quốc, công bố mức thuế 25% đối với 1.300 sản phẩm công nghệ công nghiệp, vận tải và các sản phẩm y tế nhằm buộc Bắc Kinh thay đổi quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này “lên án mạnh mẽ và kiên quyết phản đối” đề xuất thuế quan của Mỹ theo điều 301 và sẽ đưa ra các biện pháp đối phó, Cơ quan Thông tấn xã Xinhua cho biết.
Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc giảm 4 tháng liên tiếp trong tháng 3/2018, do lĩnh vực kinh doanh và việc làm tăng trưởng với tốc độ chậm hơn.
Mỏ khai thác đồng Caserones Chile cho biết, mỏ này sẽ tạm thời đóng cửa để thay thế 1 đường ống rò rỉ.
Chứng khoán châu Á hồi phục ngày thứ tư (4/4), do các nhà đầu tư thay đổi tâm lý khiến thị trường bớt căng thẳng.
Hiệp hội Thép Thế giới cho biết, sản lượng thép toàn cầu năm 2017 đạt khoảng 1,69 tỉ tấn, tăng 5,3% so với năm trước đó.
Sản lượng thép thô tại châu Á đạt 1,16 tỉ tấn tăng 5,4% so với năm trước đó. Trong số đó, Ấn Độ sản xuất khoảng 101,4 triệu tấn, tăng 6,2% so với năm trước đó. Hàn Quốc sản xuất khoảng 71,1 triệu tấn, tăng 3,7% so với năm trước đó. EU sản xuất khoảng 168,7 triệu tấn, tăng 7,1% so với năm trước đó. Bắc Mỹ sản xuất khoảng 116 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm trước đó.
Tiêu thụ thép toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 1,72 tỉ tấn năm 2018, tăng 1,6% so với năm 2017. Nhu cầu Ấn Độ dự kiến sẽ tăng hơn nữa.
Sản lượng thép tại Ấn Độ chỉ bằng 1/8 sản lượng thép của Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ cao hơn nhiều. Tiêu thụ thép và sản lượng tại các nước châu Á khác bao gồm Indonesia và Việt Nam dự kiến sẽ tăng cao, do đầu tư xây dựng cơ sở tại các khu vực này tăng nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa.
Nguồn tin: Vinanet