Dự trữ quặng sắt tại các cảng Trung Quốc giảm. Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2019 giảm 5,2%.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 10/6/2019 tăng cùng với giá nguyên liệu sản xuất thép khác, được thúc đẩy bởi dự kiến nguồn cung sẽ hạn chế do dự trữ tại các cảng của nước này giảm hơn nữa, trong khi nhu cầu có thể tăng trở lại.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 2% lên 721 CNY (104 USD)/tấn, rời khỏi mức thấp nhất 3 tuần trong phiên ngày thứ năm (6/6/2019).
Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc đạt 121,6 triệu tấn tính đến tuần kết thúc ngày 7/6/2019, giảm trong 4 tuần qua từ mức cao đỉnh điểm trong năm nay (150 triệu tấn).
Trong khi nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 5/2019 hồi phục từ mức thấp nhất 18 tháng trong tháng 4/2019, song nhập khẩu trong tháng 5/2019 vẫn giảm so với tháng 5/2018, do gián đoạn sản xuất tại Brazil và xuất khẩu của Australia suy giảm.
Nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới đã nhập khẩu 83,75 triệu tấn quặng sắt trong tháng 5/2019, tăng 3,7% so với tháng 4/2019 song giảm 11% so với tháng 5/2018, số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã nhập khẩu 423,92 triệu tấn quặng sắt, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Các lô hàng quặng sắt từ công ty khai thác quặng Vale SA Brazil, một trong những nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc đã cắt giảm sản lượng sau vụ vỡ đập trong tháng 1/2019. Trong bối cảnh nguồn cung suy giảm, nhu cầu quặng sắt có thể tăng hơn nữa trong những tuần tới, khi các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu quặng sắt, công ty phân tích Tivlon Technologies có trụ sở tại Singapore cho biết.
Giá quặng sắt giao ngay có thể đạt 120 USD/tấn vào tháng 8/2019. Giá quặng sắt 62% Fe giao sang Trung Quốc đạt 97 USD/tấn tính đến ngày 6/6/2019. Giá các nguyên liệu sản xuất thép bao gồm giá than luyện cốc tăng 1,5% lên 1.397 CNY/tấn, trong khi giá than cốc tăng 1,7% lên 2.147,5 CNY/tấn.
Giá thép giảm khi nhu cầu đạt mức cao đỉnh điểm đã qua, trong khi nguồn cung dồi dào sau khi các nhà máy thép tăng sản xuất trong mấy tuần gần đây.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,5% xuống 3.693 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,5% xuống 3.553 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Quặng sắt: Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 5/2019 tăng từ mức thấp nhất 18 tháng trong tháng 4/2019, song vẫn giảm so với tháng 5/2018 do gián đoạn sản xuất tại Brazil và xuất khẩu tại Australia suy giảm.
Nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới trong tháng 5/2019 đạt 83,75 triệu tấn, tăng 3,7% so với tháng 4/2019 song giảm 11% so với tháng 5/2018, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 423,92 triệu tấn quặng sắt giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Vale SA Brazil cắt giảm xuất khẩu sau thảm họa vỡ đập, trong khi các công ty khai thác quặng sắt lớn Australia bao gồm BHP Group BHP.AXBHPB.L, Rio Tinto RIO.AXRIO.L và Fortescue FMG.AX bị ảnh hưởng bởi cơn bão nhiệt đới tại tây Australia.
Sự gián đoạn đến trong bối cảnh sản lượng thép Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 4/2019, đẩy giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng kỷ lục vào cuối tháng 5/2019.
Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc giảm xuống 124,9 triệu tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết. Tuy nhiên,
Jin Liangmi, tổng giám đốc thuộc Avic International Steel Trade Co cho biết: “Nguồn cung sẽ vẫn thắt chặt trong nửa cuối năm nay”.
Trong khi, các thương nhân và các nhà phân tích dự kiến nhu cầu sẽ vẫn mạnh do các nhà máy thép thúc đẩy sản lượng miễn là sản xuất thép vẫn có lãi.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tại Thượng Hải giảm 5% trong 3 tuần qua xuống 3.706 CNY/tấn, cho thấy nhu cầu từ các lĩnh vực hạ nguồn suy giảm.
Nhà phân tích Lu thuộc CRU cho biết: “Các nhà máy thép có thể xem xét giảm sản lượng nếu giá thép tiếp tục giảm và giá quặng sắt vẫn ở mức cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên li ệu”.
Công suất sản xuất tại các nhà máy thép trên toàn quốc vẫn ở mức cao 71,41% trong tuần tính đến này 7/6/2019, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Thép: Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) dự báo, nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng trong năm 2019 và 2020, song với tốc độ tăng trưởng chậm lại do kinh tế toàn cầu suy giảm.
Tuy nhiên, sự không chắc chắn trong môi trường giao dịch và thị trường tài chính biến động có thể tác động tiêu cực đến dự báo.
Worldsteel dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ đạt khoảng 1,74 tỉ tấn năm 2019, tăng 1,3% so với năm 2018 và tiếp tục tăng 1% trong năm 2020 lên 1,75 tỉ tấn.
Trong số đó, nhu cầu năm 2019 tăng trưởng nhanh nhất sẽ ở châu Á ngoại trừ Trung Quốc, tăng 6,5% năm 2019 và tăng 6,4% năm 2020.
Thép thô: MEPS ước tính sản lượng thép thô toàn cầu năm 2019 sẽ tăng trưởng chậm lại thêm khoảng 0,8% so với năm trước đó.
Con số này bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bao gồm căng thẳng thương mại toàn cầu và các vấn đề chính trị bất ổn cũng như niềm tin trên thị trường suy yếu. Việc giảm thiểu trong nền kinh tế toàn cầu cũng khiến nhu cầu ngành công nghiệp thép giảm.
MEPS chỉ ra rằng, ngành công nghiệp thép đang bước vào giai đoạn phát triển. Trong dài hạn, sản lượng thép và nhu cầu trên thế giới dự kiến sẽ tăng chậm lại.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, máy móc và hàng hóa tiêu dùng sẽ tiếp tục cùng với dân số toàn cầu gia tăng.
Nguồn tin: Vinanet