Tiêu thụ than đá Trung Quốc sẽ giảm 18% năm 2035 so với năm 2018. Thị phần than đá trong hỗn hợp năng lượng giảm xuống 40,5% vào năm 2035. Nhập khẩu than đá duy trì ở mức khoảng 200 triệu tấn/năm.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 314,45 điểm hôm 22/8/2019, tăng 0,17% tương đương 0,53 điểm so với chỉ số trước đó hôm 21/8/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 334,28 điểm, giảm 0,05% tương đương 0,18 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 310,7 điểm, tăng 0,21% tương đương 0,67 điểm so với chỉ số trước đó.
Nhu cầu than đá Trung Quốc sẽ giảm vào năm 2025 khi mức tiêu thụ tại các ngành tiện ích và các lĩnh vực công nghiệp khác đạt mức cao đỉnh điểm, giảm áp lực đối với Bắc Kinh sẽ áp đặt các biện pháp cứng rắn hơn đối với nhiên liệu hóa thạch.
Tổng tiêu thụ tại nước tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới dự kiến sẽ giảm 18% từ năm 2018 đến 2035, và 39% từ năm 2018 đến năm 2050, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghệ (CNPC) cho biết.
Việc cắt giảm tiêu thụ than đá và thay thế năng lượng sạch hơn như khí tự nhiên và năng lượng tái tạo là một phần quan trọng của chiến lược năng lượng Trung Quốc, song vẫn tiếp tục phê duyệt các mỏ khai thác mới và các nhà máy nhiệt điện than và hỗ trợ các dự án mới ở nước ngoài.
Mặc dù thị phần than đá trong tổng hỗn hợp năng lượng của nước này giảm xuống 59% năm ngoái từ mức 68,5% năm 2012, song tiêu thụ năm 2018 tăng 3% so với năm trước đó lên 3,82 tỉ tấn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu CNPC dự kiến thị phần than đá sẽ giảm xuống 40,5% vào năm 2035 khi mà năng lượng tái tạo, hạt nhân và khí tự nhiên tiếp tục tăng mạnh.
Nhu cầu than đá tại Trung Quốc giảm dần, tiêu thụ than đá trên thị trường thế giới dự báo sẽ đạt mức cao đỉnh điểm trong 10 năm. Trong khi đó, nhu cầu than đá Trung Quốc hiện chiếm 1/2 tổng than đá trên toàn thế giới sẽ giảm xuống còn khoảng 35% vào năm 2050.
Li Ruifeng, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Công nghệ Năng lượng và Kinh tế Trung Quốc cho biết, than đá sẽ vẫn là nhiên liệu chủ yếu của Trung Quốc trong 15 năm tới, với các mỏ khai thác nhỏ hơn được thay thế bởi lớn hơn và các mỏ than hiệu quả hơn ở phía tây.
Điều đó sẽ buộc các tiện ích trên bờ biển phía đông Trung Quốc chuyển sang thị trường nước ngoài để đảm bảo nguồn cung, với nhập khẩu vẫn ở mức khoảng 200 triệu tấn mỗi năm trong những năm tới, nếu không có rào cản thương mại đáng kể.
Trung Quốc, nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới hứa sẽ thể hiện “tham vọng cao nhất có thể” khi nước này tái lập cam kết khí hậu vào năm tới, và các chính sách năng lượng của nước này đã được xem xét kỹ lưỡng trước một hội nghị về biến đổi khí hậu lớn của Liên Hợp Quốc tại New York vào tháng 9/2019.
Các thông tin khác:
Thép dây: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ), trong tháng 7/2019 nước này xuất khẩu 5.600 tấn thép dây, tăng 5% so với 5.270 tấn tháng 6/2019. Trong số đó, Trung Qốc là thị trường chủ yếu đạt 1.300 tấn, tăng 40% so với 780 tấn tháng 6/2019. Thái Lan là thị trường thứ 2 đạt 660 tấn, tăng 15% so với tháng 6/2019.
Ngoài ra, Đài Loan nhập khẩu khoảng 2.700 tấn thép dây trong tháng 7/2019, giảm 9% so với 2.940 tấn tháng 6/2019. Ba thị trường cung cấp hàng đầu là Thái Lan đạt 2.100 tấn, giảm 14% so với tháng 6/2019, Hàn Quốc đạt 260 tấn, tăng 100% so với tháng 6/2019 và Mỹ đạt 120 tấn.
Thép cacbon: China Steel Corporation (CSC), nhà sản xuất thép cacbon lớn nhất tại Đài Loan (TQ) công bố giá mới trong quý 4/2019.
Theo đó, giá thép cuộn điện tăng 255 NTD/tấn, thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng tăng 173 NTD/tấn.
Giá sản phẩm khác bao gồm thép cán nóng, cán nguội, thép tấm, thép cuộn và thép mạ kẽm tất cả đều không thay đổi.
Thép cuộn: Thống kê từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), xuất khẩu thép cuộn của nước này trong tháng 6/2019 đạt 130.000 tấn, tăng 84,7% so với tháng 6/2018, song giảm 43,4% so với tháng 5/2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 66,9 triệu USD, tăng 60,8% so với tháng 6/2018.
Trong nửa đầu năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu 990.000 tấn thép cuộn tăng 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 505,5 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, hầu hết thép cuộn của Thổ Nhĩ Kỳ được xuất khẩu sang Israel đạt 198.000 tấn, tiếp theo là Hà Lan đạt 103.000 tấn, Haiti đạt 65.000 tấn.
Nguồn tin: Vinanet