Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới 29/8/2019: Giá thanh cốt thép tại Trung Quốc hồi phục trở lại

Giá thanh cốt thép, thép cuộn cán nóng tại Thượng Hải rời khỏi chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp. Giá quặng sắt tại Đại Liên hồi phục, giá quặng sắt tại Singapore thay đổi nhẹ. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay giảm xuống mức thấp nhất 5,5 tháng.

Giá thanh cốt thép tại Trung Quốc ngày 29/8/2019 hồi phục từ mức thấp nhất 5 tháng do kỳ vọng nhu cầu nguyên liệu xây dựng trong ngắn hạn sẽ được cải thiện.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 1,6% lên 3.340 CNY (470,9 USD)/tấn.

Giá thép cuộn cán nóng hồi phục từ mức giảm 3 phiên liên tiếp, tăng 1,8% lên 3.620 CNY/tấn.

Nguồn cung thép tại Trung Quốc dư thừa và nhu cầu mùa vụ suy yếu gây áp lực giá trong mấy tuần qua, bao gồm nguyên liệu sản xuất thép.

Giá thép suy giảm cùng với chi phí nguyên liệu tăng cao – quặng sắt vẫn cao hơn mức giá năm 2018 mặc dù giảm trở lại từ mức cao nhất 5 năm.

Một vài trong số các nhà máy thép quyết định giảm sản lượng để hỗ trợ giá và hạn chế chi phí sản xuất, trong khi chờ đợi nhu cầu thép tăng.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2,2% lên 592,5 CNY/tấn, hồi phục từ mức thấp nhất 2,5 tháng trong ngày thứ tư (28/8/2019), trong bối cảnh kỳ vọng các biện pháp kích thích kinh tế mới tại Trung Quốc.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm xuống 85 USD/tấn, thấp nhất 5,5 tháng sau khi đạt mức cao đỉnh điểm 5 năm (126,5 USD/tấn) trong ngày 3/7/2019.

Các mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung và cuộc cải cách lãi suất đang xấu đi thúc đẩy Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất từ tháng tới, song các chủ ngân hàng dự kiến chi phí vay sẽ giảm dần hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại.

Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác tăng, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 1,3% lên 1.308 CNY/tấn, trong khi giá than cốc tăng 1,7% lên 1.890 CNY/tấn.

Các thông tin khác:

Thép phế liệu: Bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại giữa các nước, thị trường thép phế liệu toàn cầu đang bị suy giảm.

Chẳng hạn, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã gây ra bất ổn kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng gián tiếp đến xuất khẩu thép Đài Loan (TQ). Một số nhà sản xuất thép Đài Loan đã tái đầu tư vào xây dựng địa phương, trong khi chiến tranh thương mại đã khiến giá vật liệu trên thị trường quốc tế suy giảm, điều này không thể giúp Đài Loan thoát khỏi.

Trong khi đó, chiến tranh thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng khiến giá thép phế liệu tại Nhật Bản giảm, giá xuất khẩu không ổn định.

Tuy nhiên, một số nhà máy thép Đài Loan cho rằng thời tiết cũng là yếu tố tác động đến giá cả, sau cơn bão, giá thép trên thị trường quốc tế dự kiến sẽ ổn định.

Xuất khẩu thép phế liệu của Australia trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,11 triệu tấn, và xuất khẩu hàng năm đạt 2,23 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thép phế liệu của Australia trong tháng 6/2019 đạt 260.000 tấn, tăng 41,2% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 66,6% so với tháng 5/2019. Trong số đó, trong nửa đầu năm 2019, Australia xuất khẩu 1,11 triệu tấn thép phế liệu, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu trung bình tháng đạt 185.000 tấn và xuất khẩu hàng năm đạt 2,23 triệu tấn. Hầu hết thép phế liệu được xuất khẩu sang Việt Nam đạt 260.000 tấn, tăng 60,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thép: Hiệp hội Thép Toàn cầu cho biết, sản lượng thép trong tháng 7/2019 tăng so với tháng 6/2019. Trong số đó, sản lượng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Mỹ đều tăng. Việt Nam tăng mạnh nhất tăng 52,2%, tăng 1,773 tỉ tấn. Sản lượng thép tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác giảm. Tuy nhiên, sản lượng thép toàn cầu tại 64 nước sản xuất thép trong tháng 7/2019 đạt 156,7 triệu tấn, tăng 1,7% so với tháng 6/2018.

Quặng sắt: Số liệu từ Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại giao Brazil (MDIC), trong tháng 7/2019 nước này xuất khẩu khoảng 34,27 triệu tấn, giảm 4,7% so với tháng 7/2018. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,56 tỉ USD, tăng 41,3% so với tháng 7/2018.

Trong số đó, Trung Quốc là thị trường chủ yếu đạt 23,9 triệu tấn, Malaysia là thị trường thứ 2 đạt 2,35 triệu tấn.

Trong 7 tháng đầu năm 2019, Brazil xuất khẩu khoảng 197 triệu tấn, giảm 8,9% so với 216 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 12,3 tỉ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong số đó, điểm đến xuất khẩu chính là Trung Quốc và Malaysia đạt gần 8 tỉ USD.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM