Giá quặng sắt giảm 3,1%, than cốc giảm 4,1%. Nhu cầu thép xây dựng trong mùa hè suy yếu. Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm.
Giá quặng sắt và các nguyên liệu sản xuất thép khác tại Trung Quốc ngày 3/6/2019 giảm, trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy rằng nhu cầu thép trong ngắn hạn suy yếu, song dự kiến các biện pháp của chính phủ sẽ thúc đẩy nền kinh tế.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 3,1% xuống 712 CNY (103,21 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 22/5/2019.
Giá than cốc kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 4,1% xuống 2.093 CNY/tấn, trong khi giá than luyện cốc giảm 2% xuống 1.370 CNY/tấn.
Doanh số bán và các đơn đặt hàng trong tháng 5/2019 của Trung Quốc suy giảm cho thấy rằng triển vọng nhu cầu thép yếu, Helen Lau, nhà phân tích thuộc Argonaut Securities, Hồng Kông cho biết.
Hoạt động nhà máy Trung Quốc trong tháng 5/2019 giảm hơn so với dự kiến, gây áp lực buộc Bắc Kinh phải đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại với Mỹ.
Chỉ số Quản lý Sức mua đối với thép của Trung Quốc giảm cùng với chỉ số quản lý sức mua chính thức của Trung Quốc, Lau cho biết.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 1% xuống 3.731 CNY/tấn.
Nhu cầu thanh cốt thép suy giảm trong mùa hè, khi hoạt động xây dựng thường chậm lại tại Trung Quốc.
Giá thép cuộn cán nóng sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng giảm 0,6% xuống 3.611 CNY/tấn.
Nhà phân tích Hui Heng Tan thuộc Marex Spectron cho biết: “Lợi nhuận suy yếu vẫn là mối quan tâm lớn do giá thép suy giảm, trong khi giá các nguyên liệu vẫn ở mức cao”.
Giá thép giảm sẽ kéo nhu cầu quặng săt sgiamr, song một số nhà phân tích cho rằng giá nguyên liệu sản xuất thép sẽ vẫn được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt.
Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm trong tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2017 ở mức 124,9 triệu tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Thông tin khác:
Thép ống: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 4/2019 nước này nhập khẩu 149.000 tấn thép ống, giảm 18,2% so với tháng 3/2019. Kim ngạch nhập khẩu đạt 159 triệu USD, giảm sov ới 194,7 triệu USD tháng trước đó.
Trong số đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm phần lớn đạt 42.500 tấn, tăng so với 17.800 tấn tháng trước đó. Ngoài ra, nhập khẩu từ các thị trường khác bao gồm Đức, Mexico, Thái Lan, Malaysia với khoảng 14.500 tấn, 12.000 tấn, 11.300 tấn và 9.500 tấn theo thứ tự lần lượt.
Nguồn tin: Vinanet