Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 351,96 điểm hôm 4/6/2019, tăng 0,21% tương đương 0,72 điểm so với chỉ số trước đó hôm 3/6/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 310,93 điểm, tăng 0,33% tương đương 1,02 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 359,72 điểm, tăng 0,19% tương đương 0,67 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá thép tại Trung Quốc ngày 5/6/2019 tăng sau 6 phiên giảm liên tiếp, được thúc đẩy bởi dự kiến dư cung có thể suy giảm, trong bối cảnh lợi nhuận biên tại các nhà sản xuất giảm và các hạn chế sản lượng tại thành phố sản xuất thép hàng đầu của quốc gia này kéo dài.
Sản lượng thép tại nước sản xuất thép lớn nhất thế giới trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 314,96 triệu tấn thép thô, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận biên tại các nhà máy thép Trung Quốc giảm mạnh trong mấy tuần qua, do chi phí nguyên liệu gia tăng và nhu cầu trong các lĩnh vực hạ nguồn suy giảm, công ty thép có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông cho biết.
Trong khi, trung tâm sản xuất thép hàng đầu Đường Sơn – Trung Quốc cho biết sẽ kéo dài các hạn chế sản xuất đối với ngành công nghiệp nặng đến cuối tháng 6/2019, như là một phần nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng không khí.
Các nhà máy thép tại Đường Sơn đã yêu cầu cắt giảm hoạt động thiêu kết lên tới 50% và thực thi các hạn chế sản xuất giống như trong mùa đông đối với lò nung và lò chuyển đổi.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 3.748 CNY (542,22 USD)/tấn, rời khỏi chuỗi giảm 6 phiên liên tiếp.
Giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tăng 0,6% lên 3.608 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 722 CNY/tấn.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,1% lên 1.376,5 CNY/tấn, trong khi giá than cốc thay đổi nhẹ ở mức 2.11,5 CNY/tấn.
Giám đốc điều hành thuộc Hiệp hội thép Trung Quốc cảnh báo nguy cơ tăng sản lượng trong năm nay và kêu gọi các nhà máy thép tăng sản lượng “hợp lý” khi tăng trưởng nhu cầu được dự kiến sẽ suy giảm trong nửa cuối năm 2019.
Các thông tin khác:
Thép phế liệu: Thống kê cho biết, trong tháng 4/2019 Nhật Bản nhập khẩu 9.000 tấn thép phế liệu, giảm đáng kể 71,9% so với tháng 4/2018, đạt dưới 10.000 tấn trong 5 tháng liên tiếp.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, tổng nhập khẩu đạt 28.000 tấn, giảm 76,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm 39,1% trong tổng số, tổng cộng đạt 11.000 tấn, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thanh cốt thép, thép phế liệu: Feng Hsin Steel Co., Ltd. tăng giá thanh cốt thép và thép phế liệu thêm 200 NTD/tấn trong tuần này, trong khi công ty giữ giá thép thương phẩm không thay đổi.
Theo đó, giá thanh cốt thép tăng lên 17.300 NTD/tấn, thép thương phẩm ở mức 21.300 NTD/tấn, thép phế liệu ở mức 8.900 NTD/tấn. Bên cạnh đó, giá thanh cốt thép tăng từ 16.300-16.500 NTD/tấn lên 16.500-16.700 NTD/tấn.
Feng Hsin cho biết không có nguồn cung thép phế liệu từ Mỹ trong tuần này. Giá thép phế liệu từ Nhật Bản và Mỹ tăng nhẹ và giá quặng sắt từ Australia giảm.
Thép cuộn: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết, trong tháng 3/2019 nước này xuất khẩu khoảng 5.600 tấn thép cuộn, tăng 1,3% so với tháng 2/2019, trong khi giảm 29,9% so với tháng 3/2018. Kim ngạch xuất khẩu đạt 13,3 triệu USD. Trong số đó, xuất khẩu sang Mexico đạt 2.500 tấn, duy trì ổn định so với tháng trước đó, sang Canada đạt 1.900 tấn, sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.
Nguồn tin: Vinanet