Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 06/11/2020: Giá than cốc tại Trung Quốc có tuần tăng mạnh

 Giá than cốc tại Trung Quốc có chuỗi tăng dài nhất 9 tháng. Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng, song mức tăng bị hạn chế bởi tuần biến động. Dự báo sản lượng thép không gỉ tại Trung Quốc năm 2020 sẽ tăng 2,1%.

 
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 420,46 điểm hôm 5/11/2020, giảm 0,34% tương đương 1,45 điểm so với chỉ số trước đó hôm 4/11/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 369,85 điểm, giảm 0,03% tương đương 0,11 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 430,03 điểm, giảm 0,39% tương đương 1,7 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá than cốc tại Trung Quốc ngày 6/11/2020 tăng phiên thứ 6 liên tiếp và có chuỗi tăng dài nhất 9 tháng, có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2018 được củng cố bởi nguồn cung nội địa thắt chặt.
Giá than cốc kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 3,2% lên 2.415 CNY (364,75 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá than cốc tăng hơn 10%, vượt xa giá quặng sắt trên sàn Đại Liên có tuần tăng 0,4%.
Nguồn cung than cốc thắt chặt và nhu cầu ngày càng gia tăng, nhà phân tích thuộc Sinosteel Futures có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.
Một số tỉnh sản xuất than cốc Trung Quốc loại bỏ nhà máy kém hiệu quả, làm giảm nguồn cung than luyện cốc và than luyện kim đã qua chế biến, trong khi nhu cầu than cốc từ các nhà sản xuất thép tăng.
Giá thép tăng trong khi giá quặng sắt giảm từ mức cao kỷ lục trong tháng 9/2020, lợi nhuận biên của các nhà máy thép lò cao được cải thiện, khiến nhu cầu than cốc tăng mạnh.
Giá quặng sắt tăng song mức tăng bị hạn chế trong tuần đầy biến động, trong bối cảnh nhu cầu suy yếu và nguồn cung tại Trung Quốc tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,7%, trong khi giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 0,9%.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay duy trì ổn định trong tuần này, ở mức 118,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 0,5%, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,4% và thép không gỉ tăng 0,3%.
Dự báo sản lượng thép không gỉ của Trung Quốc trong năm 2020 tăng 2,1% lên hơn 30 triệu tấn, trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh.
Các thông tin khác:
Thép thô: Trong 9 tháng đầu năm 2020, sản lượng thép thô của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 25,9 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thay thế Đức trở thành nước sản xuất thép thô lớn nhất tại châu Âu và là nước sản xuất lớn thứ 7 trên thế giới.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, sản lượng thép thô toàn cầu đạt 1,4 tỉ tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong tháng 9/2020, sản lượng thép thô của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 18% so với tháng 9/2019 lên 3,2 triệu tấn, xuất khẩu đạt 1,9 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỉ USD, giảm 3,9% so với tháng 9/2019.
Thép cuộn: Trong tháng 9/2020, Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu 105.000 tấn thép cuộn, giảm 11% so với tháng 8/2020 và 29,7% so với tháng 9/2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 47,4 triệu USD, giảm 11,4% so với tháng 8/2020 và 36,4% so với tháng 9/2019.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu 93 triệu tấn, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 415,3 triệu USD, giảm 44,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong số đó, Israel là nước nhập khẩu lớn nhất đạt 231.000 tấn, Haiti đạt 100.600 tấn, Morocco đạt 68.300 tấn và Hà Lan đạt 60.000 tấn.
Thanh cốt thép: Trong tháng 9/2020, Mỹ nhập khẩu 39.000 tấn thanh cốt thép, giảm 56,3% so với tháng 8/2020 và giảm 44,3% so với tháng 9/2019.
Trong số đó, nhập khẩu từ Mexico chiếm phần lớn đạt 25.000 tấn, cộng hòa Dominica đứng thứ 2 đạt 6.900 tấn, tiếp theo là Canada đạt 4.100 tấn và Thổ Nhĩ Kỳ đạt 3.200 tấn.
Trong tháng 9/2020, Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu 478.000 tấn thanh cốt thép, tăng 44,6% so với tháng 8/2020 trong khi giảm 8,6% so với tháng 9/2019.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thanh cốt thép của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 3,9 triệu tấn, trong đó Yemen là điểm đến chính đạt 697.000 tấn, tăng 8,58% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM