Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 3,2%. Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm. Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải tăng phiên thứ 9 liên tiếp.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 398,32 điểm hôm 28/6/2019, tăng 1,11% tương đương 4,35 điểm so với chỉ số trước đó hôm 27/6/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 335,55 điểm, tăng 0,11% tương đương 0,36 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 410,18 điểm, tăng 1,26% tương đương 5,11 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 1/7/2019 tăng lên mức cao kỷ lục, trong bối cảnh giá thép tăng được thúc đẩy bởi nguồn cung thắt chặt và nhu cầu trong ngắn hạn tăng. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên tăng 3,2% lên 860 CNY/tấn, cao nhất kể từ năm 2013. Giá nguyên liệu sản xuất thép kết thúc quý 2/2019 tăng 47%, quý tăng mạnh nhất kể từ năm 2016, trong bối cảnh dự kiến nguồn cung tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới sẽ vẫn thắt chặt trong nửa cuối năm nay.
Giá thép tại Trung Quốc tăng cao trong đầu phiên giao dịch, với giá thanh cốt thép tăng phiên thứ 9 liên tiếp. Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 2,6% lên 4.148 CNY/tấn, cao nhất kể từ tháng 2/2011.
Giá thép cuộn cán nóng được sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng tăng 2,9% lên 4.049 CNY/tấn. Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,2% lên 1.391,5 CNY/tấn. Giá than cốc tăng 2,7% lên 2.121 CNY/tấn.
Quặng sắt dự trữ tại các cảng của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017, phần lớn do nguồn cung từ Brazil suy giảm, nơi xảy ra vụ vỡ đập hồi tháng 1/2019 khiến các mỏ khai thác quặng của công ty sản xuất hàng đầu – Vale SA – đóng cửa để kiểm tra an toàn.
Nguồn cung từ Australia trong năm nay giảm, gia tăng dự kiến nguồn cung quặng sắt toàn cầu thiếu hụt, và khả năng có thể kéo dài đến năm 2020.
Tính đến tuần kết thúc 28/6/2019, dự trữ quặng sắt tại cảng của Trung Quốc đạt 115,25 triệu tấn, giảm so với mức cao đỉnh điểm trong năm nay (gần 149 triệu tấn) giữa tháng 4/2019, công ty tư vấn HomeSteel cho biết.
Trong một dấu hiệu cho thấy rằng, nguồn cung quặng sắt từ Brazil có thể hồi phục, chỉ số vận chuyển đường biển chính của Sở giao dịch Baltic cho biết mức tăng quý lớn nhất trong 10 năm.
Capesizes ghi nhận quý tăng mạnh nhất được thúc đẩy bởi dự kiến nhu cầu từ mỏ khai thác quặng sắt Brucutu Vale tại Brazil tăng cao. Vale nối lại hoạt động sản xuất tại Brucutu, một trong những mỏ khai thác bị đóng cửa sau vụ vỡ đập hồi tháng 1/2019.
Các thông tin khác:
Thép cuộn: Walsin Lihwa, một trong những nhà sản xuất thép cuộn lớn tại Đài Loan (TQ) cho biết sẽ tăng giá thép cuộn trong tháng 7/2019.
Theo đó, giá thép cuộn không gỉ 304 tăng 1.000 NTD/tấn, thép cuộn loại 400 không thay đổi, và thép 316 cũng không thay đổi trong tháng 7/2019.
Thép OCTG: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 5/2019 nước này nhập khẩu khoảng 197.000 tấn thép ống dẫn dầu (OCTG), giảm 14,1% so với tháng 4/2019 cũng giảm 17,6% so với tháng 5/2018.
Trong số đó, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất đạt 44.000 tấn, giảm so với 54.000 tấn tháng 4/2019 trong khi tăng so với 19.800 tấn tháng 5/2018. Các nguồn chủ yếu khác bao gồm Nga, Mexico, Đài Loan và Australia với khối lượng đạt 26.200 tấn, 26.100 tấn, 13.300 tấn và 11.900 tấn.
Thép cuộn không gỉ: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ), trong tháng 5/2019 Đài Loan đã nhập khẩu tổng cộng 1.400 tấn thép cuộn không gỉ, giảm 33% so với tháng 4/2019. Trong số đó nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm phần lớn, đạt 760 tấn, song giảm 38% so với tháng 4/2019.
Về xuất khẩu, Đài Loan đã xuất khẩu 10.600 tấn thép cuộn không gỉ trong tháng 5/2019, tăng nhẹ so với 10.400 tấn tháng 4/2019. Trong số đó, Hàn Quốc là thị trường chủ yếu đạt tổng cộng 2.270 tấn, tăng 8% so với tháng 4/2019. Thái Lan đứng thứ hai với khoảng 2.240 tấn, tăng 23% so với tháng 4/2019.
Nguồn tin: Vinanet