Dự trữ thép tại Trung Quốc đạt mức cao nhất 3 tháng tính đến ngày 26/7/2019. Dự trữ thép có thể tăng hơn nữa khi Đường Sơn có thể nới lỏng các hạn chế sản xuất. Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm 3,7% sau khi tăng 5 ngày liên tiếp.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 419,51 điểm hôm 31/7/2019, giảm 0,7% tương đương 2,97 điểm so với chỉ số trước đó hôm 30/7/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 367,64 điểm, tăng 0,09% tương đương 0,32 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 429,32 điểm, giảm 0,83% tương đương 3,59 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá thép tại Trung Quốc ngày 1/8/2019 giảm, chịu áp lực bởi kỳ vọng dự trữ tại nước sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu xây dựng lớn nhất nhất thế giới sẽ tăng hơn nữa, trong khi nhu cầu nội địa vẫn suy yếu.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm gần 1% xuống 3.870 CNY (560,86 USD)/tấn.
Giá thép cán nóng sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng giảm 0,4% xuống 3.801 CNY/tấn.
Dự trữ thép tại Trung Quốc tính đến ngày 26/7/2019 đạt 12,6 triệu tấn, cao nhất 3 tháng và tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, nhà phân tích Helen Lau thuộc Argonaut Securities cho biết.
Nhiều sản phẩm thép có thể được sản xuất trong tháng này, trong bối cảnh thị trường cho biết rằng, thành phố sản uất thép hàng đầu - Đường Sơn – Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế sản xuất chống ô nhiễm trong tháng 8/2019.
Lau cho biết: “Dự trữ thép có thể tăng hơn nữa, trong khi nhu cầu nội địa vẫn chậm chạp”.
Có khoảng 1,34 triệu tấn gang sẽ làm gia tăng nguồn cung, điều này cũng sẽ dẫn đến nhu cầu quặng sắt tăng thêm 2 triệu tấn, nếu các hạn chế của Đường Sơn được nới lỏng. Bởi vậy, dự kiến giá thép sẽ vẫn chịu áp lực.
Các nhà máy của Trung Quốc chịu áp lực suy giảm nhẹ trong tháng 7/2019 do các bước thúc đẩy tăng trưởng từ chính phủ, song hoạt động sản xuất vẫn suy yếu, khi cuộc chiến thương mại với Mỹ làm giảm các đơn hàng xuất khẩu.
Chỉ số quản lý sức mua PMI trong tháng 7/2019 phần lớn phù hợp với thước đo cho thấy hoạt động nhà máy trong tháng 7/2019 giảm hơn so với dự kiến.
Giá Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên giảm 3,7% xuống 747 CNY (108,26 USD)/tấn ngừng chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp.
Trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt, giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 2,5% lên 121 USD/tấn, gần với mức cao đỉnh điểm 126,5 USD/tấn trong ngày 3/7/2019, cao nhất kể từ tháng 1/2014, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng giảm, với giá than luyện cốc giảm 0,8% xuống 1.390,5 CNY/tấn, trong khi giá than cốc giảm 1,4% xuống 2.119 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Thép phế liệu: Thống kê cho biết, xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2019 đạt 3,54 triệu tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức trung bình tháng đạt 590.000 tấn và dự kiến xuất khẩu hàng năm đạt 7,1 triệu tấn.
Trong số đó, Hàn Quốc chiếm 60,8% đạt 2,2 triệu tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam đứng thứ 2 đạt 850.000 tấn, chiếm 24,1% tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đài Loan (TQ) đứng thứ 3 chiếm 6,9% đạt 240.000 tấn.
Thép CRC: Thống kê cho biết, nhập khẩu thép cuộn cán nguội của Mỹ trong tháng 6/2019 đạt 118.000 tấn, tăng 4,2% so với tháng 5/2019 song giảm 12,2% so với tháng 6/2018.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 99 triệu USD, giảm so với 112 triệu USD tháng 6/2018.
Trong số đó, hầu hết thép CRC của Mỹ nhập khẩu từ Canada đạt 35.700 tấn, tăng 31.000 tấn so với tháng trước đó và 33.000 tấn tháng 6/2018, tiếp theo là Việt Nam đạt 17.000 tấn và các nước khác đạt 31.900 tấn.
Nguồn tin: Vinanet