Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 1/9/2020: Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng

Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng phiên thứ 4 liên tiếp. Giá quặng sắt tại Singapore tăng phiên thứ 3 liên tiếp. Các đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2020 tăng. Đường Sơn công bố các hạn chế sản lượng thép mới.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 443,45 điểm hôm 31/8/2020, tăng 0,97% tương đương 4,27 điểm so với chỉ số trước đó hôm 28/8/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 375,39 điểm, giảm 0,05% tương đương 0,17 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 456,31 điểm, tăng 1,13% tương đương 5,11 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 1/9/2020 tăng, khi điều tra tư nhân cho thấy rằng mức tăng trưởng hoạt động nhà máy của Trung Quốc vượt dự báo, giảm bớt lo ngại về các hạn chế thiêu kết mới tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 0,2% lên 846 CNY (124,07 USD)/tấn, tăng phiên thứ 4 liên tiếp.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Singapore tăng 0,7% lên 119,13 USD/tấn và có phiên tăng thứ 3 liên tiếp.

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc trong tháng 8/2020 tăng nhanh nhất trong gần 1 thập kỷ, được thúc đẩy bởi các đơn hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong trong năm nay, khi các nhà sản xuất thúc đẩy sản xuất để đáp ứng nhu cầu hồi phục.

Chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong các đơn hàng xuất khẩu mới có xu hướng cải thiện, cùng với tăng trưởng vững chắc trong lĩnh vực dịch vụ cho thấy sự phục hồi tại Trung Quốc từ cú sốc virus corona.

Mặc dù PMI chính thức của Trung Quốc cho thấy hoạt động nhà máy của nước này trong tháng 8/2020 chậm hơn, Daniel Hynes, chiến lược hàng hóa cấp cao thuộc ANZ cho biết.

Các nhà máy thép tại Trung Quốc cho rằng, các biện pháp kích thích của chính phủ sẽ thúc đẩy nhu cầu.

Giá quặng sắt giao ngay sang Trung Quốc tăng lên mức cao nhất 6,5 năm, với quặng sắt 62% Fe ở mức 126 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Chính quyền thành phố Đường Sơn Trung Quốc công bố 1 đợt cắt giảm sản lượng thép khác, để đảm bảo chất lượng không khí, yêu cầu một số nhà máy thép đóng cửa các nhà máy thiêu kết và lò nung.

Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 0,4%, giá thép cuộn cán nóng tăng 1,2%, giá thép không gỉ giảm 0,1%.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 1,8%, trong khi giá than cốc tăng 1,6%.

Các thông tin khác:

Thép dây: Nhập khẩu thép dây của Đài Loan (TQ) trong tháng 7/2020 đạt 4.600 tấn, tăng gần 48% so với tháng 6/2020.

Trong số đó, nhập khẩu từ Việt Nam chiếm phần lớn đạt 3.400 tấn, tăng 128% so với tháng 6/2020. Hàn Quốc và Thái Lan sau Việt Nam đạt tổng cộng 470 tấn và 300 tấn, giảm 18% và 52% theo thứ tự lần lượt.

Thép không gỉ: Trong tháng 7/2020, Trung Quốc xuất khẩu 259.000 tấn thép không gỉ, tăng 9,25% so với tháng 6/2020, trong khi giảm 21,4% so với tháng 7/2019.

Trong số đó, xuất khẩu sang Đài Loan (TQ) tăng gần 6% lên 31.000 tấn, sang Hàn Quốc đạt 33.000 tấn, giảm 6,4% so với tháng 6/2020, giảm 4 tháng liên tiếp, sang Việt Nam đạt 24.000 tấn, tăng 57,4% so với tháng 6/2020.

Trong 7 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc xuất khẩu 1,87 triệu tấn thép không gỉ, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thép phế liệu: Việt Nam – một trong những nước nhập khẩu thép phế liệu lớn nhất khu vực Đông Nam Á- nhập khẩu 480.000 tấn thép phế liệu trong tháng 7/2020, tăng 13% so với tháng 6/2020 và tăng nhẹ 4% so với tháng 7/2019.

Nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam từ Mỹ trong tháng 7/2020 tăng 83% lên 91.500 tấn. Tuy nhiên, nhập khẩu từ Nhật Bản vẫn chiếm phần lớn (54%), tổng nhập khẩu đạt 260.000 tấn, tăng so với 240.000 tấn tháng 6/2020.

Sự gia tăng sản lượng thép thô của Việt Nam vẫn là nguyên nhân chính thúc đẩy khối lượng nhập khẩu thép phế liệu tăng.

Nguồn tin: vinanet.vn 

ĐỌC THÊM