Giá quặng sắt tăng phiên thứ 3 liên tiếp. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay tăng lên 84 USD/tấn. Thị trường ô tô Trung Quốc hồi phục.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 309,29 điểm hôm 9/4/2020, tăng 0,97% tương đương 2,96 điểm so với chỉ số trước đó hôm 8/4/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 315,94 điểm, không thay đổi so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 308,03 điểm, tăng 1,16% tương đương 3,52 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 10/4/2020 tăng phiên thứ 3 liên tiếp và có tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần, do hoạt động kinh tế dần hồi phục bởi khủng hoảng virus corona.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,1% lên 593 CNY (4.189,92 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 4,8%.
Một quan chức thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết, sản lwọng ô tô sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung cấp phụ tùng ô tô toàn cầu.
Nhu cầu ô tô tại Trung Quốc hồi phục khi việc đóng cửa giảm bớt, giám đốc điều hành Volkswagen – công ty sản xuất ô tô hàng đầu thê sgiới cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 3.165 CNY/tấn. Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,8% lên 3.320 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,8% lên 12.345 CNY/tấn.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1% lên 1.239 CNY/tấn và than cốc tăng 0,03% lên 1.770 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng lên 84 USD/tấn.
Giá tại cổng nhà máy của Trung Quốc trong tháng 3/2020 giảm 1,5% so với tháng 2/2020, tháng giảm mạnh nhất trong 5 tháng và nền kinh tế vẫn duy trì yếu do tác động của virus corona đã khiến nước này đóng cửa.
Sản lượng thép thô Nhật Bản dự báo sẽ giảm 25,9% trong quý 2/2020 xuống mức thấp nhất 11 năm so với cùng quý năm ngoái, do virus corona lây lan toàn cầu khiến nhu cầu suy giảm, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) cho biết.
Các thông tin khác:
Thép dây: Báo cáo từ chính phủ Mỹ, nhập khẩu thép dây của nước này trong tháng 2/2020 đạt 48.000 tấn, giảm 24,4% so với tháng 1/2020 và giảm 13% so với tháng 2/2019.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 33,5 triệu USD, giảm khoảng 10 triệu USD so với tháng 1/2020 và giảm 9 triệu USD so với tháng 2/2019.
Trong số đó, hầu hết nhập khẩu thép dây từ Canada đạt 22.400 tấn, Brazil đạt 10.000 tấn, Nhật Bản đạt 9.000 tấn và Mexico đạt 4.000 tấn.
Thép phế liệu: Thống kê từ Bộ Kinh tế Brazil, trong tháng 3/2020 nước này xuất khẩu 73.000 tấn thép phế liệu, tăng 131% so với tháng 3/2019, trong khi giảm 17% so với tháng 2/2020.
Brazil chủ yếu xuất khẩu từ cảng Santos với 32.000 tấn, điểm đến chủ yếu là Ấn Độ đạt 34.000 tấn.
Trong tháng 3/2020, Brazil nhập khẩu 1.000 tấn thép phế liệu, tăng 16% so với tháng 3/2019, trong khi giảm 17% so với tháng 2/2020.
Sản phẩm thép bán thành phẩm: Số liệu từ Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Brazil (MDIC), trong tháng 3/2020 nước này xuất khẩu 960.000 tấn sản phẩm thép bán thành phẩm, ătng 81,9% so với 530.000 tấn tháng 2/2020 và 71,6% tháng 3/2019.
Trong quý 1/2020, xuất khẩu sản phẩm thép bán thành phẩm của Brazil đạt 2,3 triệu tấn, tăng 9,6% so với cùng quý năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 980 triệu USD, giảm 6,9% so với cùng quý năm ngoái.
Trong số đó, Mỹ là điểm đến chính chiếm 62% trong tổng xuất khẩu, tiếp theo là Canada chiếm 11% và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 4,1%.
Quặng sắt: Trong tháng 2/2020, Colombia xuất khẩu 4.400 tấn quặng sắt, ătng 6,7% so với 4.100 tấn tháng 2/2019. Kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD, tăng 41,5% so với tháng 2/2019.
Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu quặng sắt của Colombia đạt 25.000 tấn, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 66 triệu USD.
Thép thô: Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI) cho biết, sản lượng thép thô của nước này trong tuần kết thúc ngày 4/4/2020 đạt 1,5 triệu tấn, giảm 8,1% so với tuần trước đó và giảm gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công suất sử dụng đạt 68,5%, giảm so với 71,6% tuần trước đó và 81,3% cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi Mỹ áp đặt thuế quan 25% theo điều 232, công suất sử dụng của nước này vượt ngưỡng 80% trong năm 2018 và hoạt động gần hoặc trên mức đó trong năm 2019.
Bởi vậy tính từ đầu năm đến 4/4/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 25 triệu tấn với công suất sử dụng đạt 79,4%, giảm 2,7% so với 26 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, với công suất sử dụng đạt 81,5%.
Thống kê từ Cơ quan Thép Argentina (CAA), sản lượng thép thô của nước này trong tháng 3/2020 giảm 26,8% so với tháng 3/2019 và giảm 16,7% so với tháng 2/2020 xuống 286.000 tấn.
Sản lượng thép cán nóng đạt 264.000 tấn, giảm 27,4% so với tháng 3/2019 song tăng 10,2% so với tháng 2/2020, sản phẩm thép cán nguội đạt 56.700 tấn, giảm 47,1% so với tháng 2/2020 và giảm 41,5% so với tháng 3/2019.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, sản lượng thép thô của Argentina đạt 930.000 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép cán nóng giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 790.000 tấn song sản lượng thép cán nguội tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 284.000 tấn.
Nguồn tin: vinanet.vn