Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 417,68 điểm hôm 9/7/2019, tăng 2,23% tương đương 9,12 điểm so với chỉ số trước đó hôm 8/7/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 342,2 điểm, giảm 0,12% tương đương 0,41 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 431,95 điểm, tăng 2,59% tương đương 10,92 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá than cốc tại Trung Quốc ngày 10/7/2019 giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 tuần, chịu áp lực bởi nhu cầu suy yếu khi lợi nhuận biên của các nhà máy thép giảm đã tìm cách giảm chi phí, trong khi giá quặng sắt duy trì ổn định.
Giá than cốc kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 3,1% xuống 2.068,5 CNY (300,52 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 1/7/2019. Giá than luyện cốc giảm 1,1% xuống 1.371 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên biến động thất thường trong phạm vi hẹp, giảm 0,2% xuống 881 CNY/tấn.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 1% xuống 4.006 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng được sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng giảm 1,3% xuống 3.874 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc duy trì vững ở mức 117,5 US/tấn, gần mức cao nhất hơn 5 năm (126,5 USD/tấn) trong ngày 3/7/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Jefferies điều chỉnh dự báo giá quặng sắt tăng cao, sau khi S&P nâng dự báo giá nguyên liệu sản xuất thép trong năm nay và 2 năm tới, trong bối cảnh mỏ khai thác tại Brazil đóng cửa.
Jefferies dự báo giá quặng sắt ở mức 98 USD/tấn năm 2020, tăng so với 85 USD/tấn dự báo trước đó và 85 USD/tấn năm 2021 so với 75 USD/tấn dự báo trước đó.
Thẩm phán nhà nước Brazil đã kết án công ty khai thác quặng sắt Vale vì những thiệt hại gây ra bởi vụ vỡ đập hồi tháng 1/2019.
Chỉ số vận tải biển của Baltic Exchange tăng lên mức cao nhất 11 tháng, được thúc đẩy bởi cước phí tăng cao đối với tàu lớn hơn do nhụ cầu vận chuyển quặng sắt tăng mạnh.
Chứng khoán châu Á tăng trong khi lợi suất kho bạc tăng cao đã nâng đỡ đồng USD.
Các thông tin khác:
Thép dầm chữ H: Thống kê từ Nhật Bản cho biết, trong tháng 5/2019 nước này xuất khẩu tổng cộng 20.000 tấn thép dầm chữ H, giảm 9,6% so với tháng 4/2019, trong khi tăng 5,8% so với tháng 5/2018.
Trong số đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 12.800 tấn, sang Đài Loan (TQ) đạt 1.000 tấn, sang Hồng Kông đạt 3.000 tấn, sang Singapore đạt 2.000 tấn, sang Senegal đạt 25 tấn.
Về nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu trong tháng 5/2019 đạt 10.700 tấn, tăng 66,98% so với tháng 4/2019, song giảm 8,2% so với tháng 5/2018, lần đầu tiên vượt 10.000 tấn kể từ tháng 5/2018. Nguồn nhập khẩu chủ yếu là Hàn Quốc và Trung Quốc đạt 8.500 tấn và 2.200 tấn theo thứ tự lần lượt.
Thanh cốt thép: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), tổng khối lượng thanh cốt thép nhập khẩu của nước này trong tháng 5/2019 đạt 135.000 tấn, tăng 59,7% so với tháng 4/2019 song giảm 9,6% so với tháng 5/2018. Kim ngạch xuất khẩu đạt 68 triệu USD.
Trong số đó, hầu hết thanh cốt thép của Mỹ được nhập khẩu từ Tây Ban Nha đạt 39.000 tấn, tiếp theo là Italia đạt 20.000 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 18.800 tấn, các nước khác đạt 25.500 tấn.
Quặng sắt: Báo cáo cho biết, giá quặng sắt đã tăng trong năm nay. Về nguồn cung, mỏ khai thác tại Vale Brazil và bão tại Australia đã ảnh hưởng đến nguồn cung quặng sắt. Tăng trưởng công suất lò cao gây ra bởi tăng trưởng đầu tư bất động sản và sản xuất trong năm nay suy giảm là lý do chính đẩy nhu cầu quặng sắt tăng.
Những người tham gia thị trường cho rằng, bất động sản sẽ giảm trong nửa cuối năm nay, và nhu cầu thép yếu hơn so với nửa đầu năm, điều này dẫn đến sự suy giảm nhu cầu nguyên liệu và cũng sẽ khiến giá quặng sắt trong quý 3/2019 giảm.
Nguồn tin: Vinanet