Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 11/4/2019: Giá thép, quặng sắt tại Trung Quốc chậm lại

 Giá quặng sắt tăng do nhu cầu tăng và lo ngại nguồn cung. Giá thanh cốt thép đạt mức cao nhất gần 7,5 năm.


Giá thép và quặng sắt tại Trung Quốc ngày 11/4/2019 tăng, được hậu thuẫn bởi kỳ vọng nhu cầu thị trường nội địa sẽ duy trì mạnh, trong bối cảnh hoạt động xây dựng tại nước sản xuất thép lớn nhất thế giới tăng.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 1% lên 3.793 CNY (565,17 USD)/tấn, dao động lên mức cao đỉnh điểm 7,5 năm (3.795 CNY/tấn) trong phiên ngày thứ ba (9/4/2019).

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên tăng 1,5% lên 656,5 CNY/tấn.

Không có nhiều thông tin tại thời điểm này, song nhu cầu quặng sắt dự kiến sẽ tiếp tục tăng điều này sẽ hỗ trợ giá, thương nhân có trụ sở tại Thượng Hải cho biết.

Một số nhà máy thép khu vực phía bắc Trung Quốc sẽ tăng sản lượng, với việc hạn chế sản lượng trong mùa đông được dỡ bỏ, thì nhu cầu đối với quặng sắt trong tương lai gần sẽ tăng.

Khi nhu cầu quặng sắt của các nhà máy thép Trung Quốc duy trì vững, lo ngại về nguồn cung thắt chặt kéo dài, khi xuất khẩu từ các nước cung cấp hàng đầu Brazil và Australia suy giảm.

Nguồn cung quặng sắt toàn cầu không thể đáp ứng nhu cầu trong năm nay, do dự báo nguồn cung quặng sắt của công ty khai thác mỏ Vale Brazil suy giảm, hoạt động sản xuất tại Brazil sẽ hạn chế sau vụ vỡ đập trong tháng 1/2019.

Thêm vào đó là lo ngại nguồn cung thiếu hụt, các nhà sản xuất quặng sắt lớn tại Australia đã giảm ước tính xuất khẩu trong năm nay, sau khi hoạt động sản xuất của các công ty bị ảnh hưởng bởi cơn bão nhiệt đới vào cuối tháng 3/2019.

Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 3.702 CNY/tấn. Giá than luyện cốc tăng 02,5 lên 1.326,5 CNY/tấn, trong khi giá than cốc giảm 0,8% xuống 2.011,5 CNY/tấn.

Các thông tin khác:

Thép thương phẩm: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 1/2019 nước này đã xuất khẩu khoảng 20.400 tấn thép thương phẩm, bao gồm thép chữ U, I, H, L và T, giảm 4,1% so với tháng 12/2018, cũng giảm 49,6% so với tháng 1/2018.

Trong số đó, xuất khẩu sang Canada đạt 15.000 tấn, giảm so với 16.000 tấn tháng 12/2018 và 34.000 tấn tháng 1/2018, sang Mexico đạt 4.100 tấn, sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 22 triệu USD, giảm so với tháng 12/2018 và tháng 1/2018.

Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), tính đến tuần kết thúc ngày 6/4/2019, sản lượng thép thô Mỹ đạt 1,93 triệu tấn, tăng 7,9% so với 1,79 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, cũng tăng 0,8% so với tuần trước đó. Công suất sử dụng đạt 82,8%, tăng so với 82,2% tuần trước đó.

Sau khi điều chỉnh, tính đến tuần kết thúc ngày 6/4/2019, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 26,14 triệu tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 81,9%, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thép phế liệu: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ) cho biết, trong tháng 3/2019, Đài Loan nhập khẩu khoảng 282.000 tấn, tăng 101% so với tháng 2/2019.

Trong số đó, nhập khẩu từ Mỹ chiếm nhiều nhất đạt 147.000 tấn, gấp đôi so với khối lượng tháng 2/2019. Nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 54.500 tấn, từ Cộng hòa Dominica đạt 13.100 tấn, từ Hồng Kông đạt 12.000 tấn.

Về xuất khẩu, đạt khoảng 4.200 tấn, tăng 91% so với tháng 2/2019. Trong số đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1.800 tấn.

Thanh cốt thép: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), nhập khẩu thanh cốt thép của nước này trong tháng 1/2019 đạt 116.000 tấn, tăng 240,8% so với tháng 12/2018 và tăng 33,9% so với tháng 1/2018.

Kim ngạch nhập khẩu đạt 63,7 triệu USD, tăng so với 44,7 triệu USD tháng 12/2018 và tăng 17 triệu USD so với tháng 1/2018.

Trong số đó, Italia là nước nhập khẩu thanh cốt thép lớn nhất của Mỹ đạt 42.000 tấn, Bulgaria đạt 15.400 tấn, Tây Ban Nha đạt 15.300 tấn, các nước khác đạt tổng cộng 31.000 tấn.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM