Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải giảm. Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng. Các công tố viên Brazil mở rộng điều tra Vale trong bối cảnh ngăn chặn virus corona.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 367,77 điểm hôm 10/6/2020, giảm 0,69% tương đương 2,54 điểm so với chỉ số trước đó hôm 9/6/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 341,03 điểm, tăng 0,37% tương đương 1,24 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 372,82 điểm, giảm 0,87% tương đương 3,26 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá thanh cốt thép tại Trung Quốc ngày 11/6/2020 giảm phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại thời tiết khắc nghiệt có thể làm gián đoạn hoạt động xây dựng.
Cơ quan khí tượng Trung Quốc mở rộng cảnh báo xanh về mưa bão dự kiến tại khu vực trung nam trong vài ngày tới.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 0,2% xuống 3.596 CNY (509,22 USD)/tấn.
CITIC Securities dự kiến nhu cầu sản phẩm thép sẽ giảm trong tháng 6-7/2020, trong khi nguồn cung có thể vẫn duy trì ổn định.
Giá thanh cốt thép có thể đạt mức cao đỉnh điểm trong quý 3/2020, lợi nhuận thép có thể giảm trong tháng 8-9/2020 với nhu cầu hồi phục sau mùa mưa.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,5% lên 767 CNY/tấn sau khi các công tố viên mở rộng điều tra những nỗ lực của mỏ khai thác Vale để bảo vệ công nhân khỏi virus corona.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác diễn biến trái chiều, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 1,1% xuống 1.182 CNY/tấn, trong khi giá than cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,5% lên 1.967 CNY/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,5% lên 3.549 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,4% xuống 12.830 CNY/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc không thay đổi ở mức 105 USD/tấn.
Chỉ số vận chuyển đường biển chính của Baltic Exchange tăng 7%, được thúc đẩy bởi tỉ lệ capsize tăng cao, do nhu cầu quặng sắt Trung Quốc gia tăng.
Các thông tin khác:
Thép phế liệu: Bộ Kinh tế Brazil cho biết, trong tháng 5/2020 nước này xuất khẩu 52.000 tấn thép phế liệu, giảm 30% so với tháng 5/2019 và 2,9% so với tháng 4/2020. Trong số đó, Brazil xuất khẩu 17.000 tấn qua cảng Santos. Điểm đến chủ yếu là Bangladesh đạt 33.000 tấn.
Bên cạnh đó, Brazil nhập khẩu 760 tấn thép phế liệu trong tháng 5/2020, tăng 35,3% so với tháng 5/2019, trong khi giảm 3,8% so với tháng 4/2020. Trong số đó, thị trường cung cấp chủ yếu là Bolivia đạt 340 tấn, chủ yếu nhập khẩu thông qua cảng Corumba.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, Brazil xuất khẩu 316.000 tấn và nhập khẩu 4.900 tấn thép phế liệu, tăng 63,3% trong khi giảm 89,4% so với cùng kỳ năm ngoái theo thứ tự lần lượt.
Thép mạ kẽm nhúng nóng: Trong tháng 5/2020, nhập khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng của Đài Loan (TQ) tăng hơn 50%, trong đó nhập khẩu từ Nhật Bản và Việt Nam tăng gấp đôi.
Nhập khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng trong tháng 5/2020 đạt 26.250 tấn, tăng hơn 54,4% so với tháng 4/2020, trong số đó 19.400 tấn từ Nhật Bản, tăng 1,1 lần so với tháng 4/2020. Nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4.976 tấn, tăng 1,3 lần so với tháng 4/2020.
Nguồn tin: Vinanet