Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 12/2/2020: Giá quặng sắt tại Trung Quốc cao nhất 3 tuần

Các trường hợp nhiễm virus corona mới chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020. Virus corona tại Trung Quốc có thể kết thúc vào tháng 4/2020. Sản lượng quặng sắt trong quý 4/2019 của Vale giảm, cắt giảm dự báo sản lượng quặng sắt năm 2020.


Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 309,36 điểm hôm 11/2/2020, tăng 2,76% tương đương 8,32 điểm so với chỉ số trước đó hôm 10/2/2020.


Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 318,54 điểm, giảm 0,05% tương đương 0,15 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 307,63 điểm, tăng 3,33% tương đương 9,92 điểm so với chỉ số trước đó.


Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 12/2/2020 đạt mức cao nhất 3 tuần, do số lượng các trường hợp nhiễm virus corona mới tại nước này tiếp tục giảm và công ty khai thác quặng sắt Vale Brazil cho biết, sản lượng nguyên liệu sản xuất thép trong quý 4/2019 giảm mạnh.


Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 3,2% lên 619,5 CNY (88,94 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 23/1/2020, 1 ngày trước khi nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài đến 2/2/2020 do dịch bệnh.


Giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 0,8% lên 84,4 USD/tấn.


Giá quặng sắt giao ngay cao nhất 3 tuần, với giá quặng sắt 62% Fe giao ngay ở mức 85 USD/tấn, trong bối cảnh các nhà máy mở cửa trở lại, công ty tư vấn SteelHome cho biết.


Nhà phân tích hàng hóa cấp cao Richard Lu thuộc công ty tư vấn CRU, Bắc Kinh cho biết: “Không có những thay đổi đáng kể về nguyên tắc cơ bản, song mọi thứ đang được cải thiện về nhu cầu do khởi động lại hoạt động kinh doanh”.


Hồ Bắc – Trung Quốc – tâm chấn của bùng phát dịch báo cáo thêm 94 trường hợp tử vong và 1.068 trường hợp nhiễm bệnh mới tính đến ngày 11/2/2020, giảm so với mức đỉnh hơn 3.000 trường hợp mới ngày 4/2/2020 và chạm mức thấp nhất kể từ ngày 31/1/2020.


Sản lượng quặng sắt của Vale Brazil trong quý 4/2019 giảm 22,4% so với quý 4/2018, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc.


Các thương nhân thép Trung Quốc đang trì hoãn việc quay trở lại thị trường sau Tết Nguyên đán, cùng với nhu cầu từ lĩnh vực xây dựng chậm lại bởi virus corona bùng phát.


Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép và giá thép cuộn cán nóng đều tăng 0,5%.


Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng, với giá than luyện cốc tăng 2% trong khi giá than cốc tăng 1,7%.


Các thông tin khác:


Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), tính đến tuần kết thúc ngày 8/2/2020, sản lượng thép thô của nước này đạt 1,9 triệu tấn và công suất sử dụng đạt 81,4%, giảm 0,8% và 0,7% so với tuần trước và cùng kỳ năm ngoái theo thứ tự lần lượt.


Tính đến ngày 8/2/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 10,67 triệu tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 82,1%, tăng so với 81,3% cùng kỳ năm ngoái.


Thép HDG: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 12/2019 nước này xuất khẩu 90.000 tấn thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG), giảm 11,5% so với tháng 11/2019 trong khi tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu đạt 98 triệu USD so với 112 triệu USD tháng 11/2019 và 88 triệu USD tháng 12/2018.


Trong số đó, Mỹ xuất khẩu khoảng 50.000 tấn sang Mexico so với 40.000 tấn trong tháng 11/2019 và 30.000 tấn tháng 12/2018. Điểm đến thứ 2 là Canada đạt 40.000 tấn.


Thép phế liệu: Thống kê cho biết, nước nhập khẩu thép phế liệu lớn nhất tại châu Á năm 2019 là Ấn Độ, với tổng nhập khẩu hàng năm đạt 7,05 triệu tấn, tiếp theo là Hàn Quốc đạt 6,5 triệu tấn, Việt Nam đạt 5,5 triệu tấn và Đài Loan (TQ) đạt 3,5 triệu tấn.


Đây là lần đầu tiên Ấn Độ thay thế Hàn Quốc trở thành nước nhập khẩu thép phế liệu lớn nhất tại châu Á trong thập kỷ gần đây.


Thanh cốt thép: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 12/2019 nước này nhập khẩu 41.000 tấn thanh cốt thép, giảm 25,8% so với tháng 11/2019 trong khi tăng 21,2% so với tháng 12/2018.


Kim ngạch nhập khẩu đạt 23 triệu USD, so với 27 triệu USD tháng 11/2019 và 19 triệu USD tháng 12/2018.


Trong số đó, 17.700 tấn được nhập khẩu từ Tây Ban Nha so với 5.000 tấn tháng 11/2019 và 1.000 tấn tháng 12/2018. Các nguồn cung chủ yếu khác bao gồm Mexico đạt 18.000 tấn, Canada đạt 4.300 tấn và Hàn Quốc đạt 1.100 tấn.

Nguồn tin: Vinanet

 

ĐỌC THÊM