Giá quặng sắt tăng hơn 3% trong tuần. Giá thanh cốt thép giảm, song có tuần tăng mạnh kể từ tháng 12/2018. Trung Quốc tăng cường sản xuất thép được thúc đẩy bởi nhu cầu quặng sắt tăng cao.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 12/4/2019 tăng, có tuần tăng thứ 3 liên tiếp, khi giá quặng sắt giao ngay lên mức cao nhất gần 5 năm, trong bối cảnh nhu cầu từ các nhà sản xuất thép tăng và nguồn cung từ các nhà sản xuất nước ngoài suy giảm. Giá thép giảm song giá thanh cốt thép có tuần tăng mạnh nhất kể từ tuần đầu tháng 12/2018.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên tăng 0,5% lên 652 CNY (96,99 USD)/tấn, sau khi tăng 2,2% trong đầu phiên giao dịch. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 3,7%.
Nhu cầu quặng sắt của các nhà máy thép tại thời điểm thị trường dấy lên mối lo ngại nguồn cung gián đoạn, đẩy giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013.
Giá quặng sắt tăng do nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép của Trung Quốc từ các nhà cung cấp hàng đầu Brazil và Australia suy giảm.
Thị trường quặng sắt toàn cầu đối mặt với nguồn cung thiếu hụt khoảng 34 triệu tấn trong năm nay, Westpac Banking Corp cho biết. Sự thiếu hụt quặng sắt chịu ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập tại Brazil trong tháng 1/2019 đã hạn chế hoạt động sản xuất của công ty khai thác quặng sắt số 1 thế giới – Vale, Brazil. Ngoài ra lo ngại thiếu hụt do cơn bão nhiệt đới vào cuối tháng 3/2019 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty sản xuất quặng sắt lớn tại Australia, khiến doanh số xuất khẩu quặng sắt năm 2019 của nước này suy giảm.
Dự kiến giá quặng sắt 62% Fe kết thúc tháng 6/2019 sẽ đạt 87 USD/tấn so với 85 USD/tấn dự báo trước đó và kết thúc năm 2019 sẽ đạt 77 USD/tấn so với dự báo 75 USD/tấn trước đó.
Giá quặng sắt giao ngay đạt 94,5 USD/tấn trong ngày thứ năm (11/4/2019), công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,4% xuống 3.759 CNY/tấn, tính chung cả tuần, giá thanh cốt thép tăng 4,9%.
Giá thép cuộn cán nóng sử dụng trong sản xuất xe hơi và thiết bị gia dụng giảm 0,2% xuống 3.672 CNY/tấn.
Giá than luyện cốc giảm 0,5% xuống 1.307 CNY/tấn, trong khi giá than cốc giảm 0,7% xuống 1.992 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Thép OCTG: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 1/2019 Mỹ đã xuất khẩu khoảng 17.000 tấn thép ống dẫn dầu (OCTG), tăng 10,8% so với tháng 12/2018, song giảm 30,4% so với t háng 1/2018. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 33,7 triệu USD, giảm so với 34 triệu USD và 44 triệu USD so với tháng 12/2018 và tháng 1/2018 theo thứ tự lần lượt.
Trong số đó, xuất khẩu sang Canada chiếm phần lớn đạt 9.700 tấn, giảm so với 8.800 tấn tháng 12/2018 và 21.000 tấn tháng 1/2018. Các nước xuất khẩu khác bao gồm Trinidad, Tobago, Guyana và Tây Ban Nha.
Thép tấm và cuộn: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), nhập khẩu thép tấm và cuộn trong tháng 1/2019 đạt 112.000 tấn, tăng 23,48% so với tháng 12/2018 và tăng 11,4% so với tháng 1/2018.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 86,8 triệu USD, tăng 15 triệu USD so với tháng 12/2018 và tăng 19 triệu USD so với tháng 1/2018.
Trong số đó, nhập khẩu thép tấm và cuộn nhiều nhất từ Canada với khoảng 61.600 tấn, tăng so với 47.500 tấn tháng 12/2018 và giảm so với 65.900 tấn tháng 1/2018, Đức đứng thứ hai với khoảng 13.600 tấn, Mexico đạt 10.800 tấn, các nước khác với tổng cộng 17.500 tấn.
Thép thô: Sản lượng thép thô Trung Quốc được dự kiến sẽ tăng 3% lên 4% trong năm 2019, Elizabeth Gaines, giám đốc điều hành của Australian Fortescue Metals Group (FMG) cho biết.
FMG là nhà sản xuất quặng sắt lớn thứ 4 thế giới sau BHP Billiton, Rio Tinto và Vale.
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục nỗ lực xây dựng sân bay, đường sắt cao tốc để kích thích nhu cầu bất chấp suy thoái kinh tế cũng như chiến tranh thương mại với Mỹ.
Sản lượng thép của Trung Quốc chiếm hầu hết sản lượng thép toàn cầu đạt hơn 50%, và năm 2018 tăng 10% so với năm 2017. Elizabeth cho biết, sẽ mở rộng nhiều hơn đối với các khách hàng từ Nhật Bản, Hàn Quốc ngay cả khi Trung Quốc là khách hàng chính với 90% doanh số.
Nguồn tin: Vinanet