Hợp đồng các sản phẩm thép kỳ hạn của Trung Quốc đồng loạt giảm. Tốc độ quay trở lại và lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các nhà máy thép tại Trung Quốc.
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/12/2020 giảm trong đó thép giao sau giảm, thép không gỉ giảm xuống mức thấp nhất, do tồn kho chồng chất trong tuần thứ hai liên tiếp và nhu cầu theo mùa dần hạ nhiệt, trong khi lượng nhiễm COVID-19 trong nước cũng tăng nhanh.
Công ty tư vấn Mysteel cho biết, tính đến ngày 7/1/2021, dự trữ kim loại công nghiệp đã tăng tuần thứ hai liên tiếp và tăng 5% so với tuần trước đó. Tồn kho thép cây xây dựng cũng tăng 5%.
Trong khi đó, ngày 10/1, Trung Quốc đại lục đã báo cáo 103 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, đây là mức tăng hàng ngày lớn nhất trong hơn 5 tháng qua. Tỉnh sản xuất thép hàng đầu Hà Bắc có 82 ca nhiễm mới, chiếm 96% tổng số ca nhiễm tại địa phương được xác nhận.
Với tốc độ quay trở lại và lây lan nhanh chóng của Covid-19 làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các nhà máy thép.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thanh cốt thép giao tháng 5/2021 lúc đóng cửa phiên giao dịch giảm 2,8% xuống 4.348 CNY (671,56 USD)/tấn. Thép cuộn cán nóng giảm 4,2% xuống 4.458 CNY/tấn.
Giá thép không gỉ giao tháng 3/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải lúc đóng cửa phiên giao dịch giảm 5% xuống 13,930 CNY/tấn. Giá nguyên liệu sản xuất thép cũng giảm.
Giá quặng sắt có hàm lượng sắt 62%Fe tăng 1 USD lên 172,5 USD/tấn.
Trên sàn Đại Liên giá quặng sắt giảm 1,7% xuống 1.046 CNY/tấn, than luyện cốc tăng 1,0% lên 1.782 CNY/tấn và than cốc giảm 3,8% xuống 2.844 CNY.
Tỷ lệ sử dụng công suất tại 163 lò cao trên khắp Trung Quốc đã giảm xuống 83,3%, mức thấp nhất kể từ ngày 10/4/2019.
Trung Quốc đã cam kết giảm sự phụ thuộc của ngành thép về quặng sắt vào các bên thứ ba trong kế hoạch 5 năm, trong bối cảnh giá nguyên liệu thô tăng và tranh chấp thương mại gia tăng với nhà cung cấp quặng sắt chính là Australia.
Tính đến năm 2025, ngành thép của Trung Quốc sẽ có ít nhất 45% nguồn cung quặng sắt từ các nguồn do Trung Quốc kiểm soát, thông qua các mỏ do Trung Quốc sở hữu ở nước ngoài, hợp tác với các nhà cung cấp không bị chi phối, cũng như tăng tiêu thụ thép phế liệu.
Kế hoạch này có thể được Australia quan tâm đặc biệt- quốc gia có nguồn quặng sắt là sản phẩm xuất khẩu chính trong khi Trung Quốc là thị trường lớn nhất của họ. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Australia, quặng sắt vẫn chưa bị ảnh hưởng, điều mà các nhà phân tích cho rằng do Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ Australia.
TIN LIÊN QUAN
Sản lượng quặng sắt của Mỹ giảm từ tháng 1 đến tháng 10/2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất của Mỹ (USGS), Mỹ sản xuất khoảng 31 triệu tấn quặng sắt trong 10 tháng đầu năm 2020, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu trong giai đoạn này đã giảm 23,3% so với cùng kỳ năm trước xuống còn khoảng 29,3 triệu tấn.
Tính riêng tháng 10/2020, Mỹ sản xuất khoảng 3,8 triệu tấn quặng sắt, tăng 6,1% so với tháng trước trong khi giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu trong tháng 10 đạt khoảng 4 triệu tấn, tăng 13,8% so với tháng 9 trong khi giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Nguồn tin: Vinanet