Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 13/12/2019: Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm

 Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm. Giá quặng sắt tại Singapore cũng giảm. Trung Quốc sẽ duy trì chính sách bền vững trong năm 2020.


Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 336,72 điểm hôm 12/12/2019, giảm 0,17% tương đương 0,59 điểm so với chỉ số trước đó hôm 11/12/2019.


Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 320,6 điểm, tăng 0,13% tương đương 0,43 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 339,76 điểm, giảm 0,23% tương đương 0,78 điểm so với chỉ số trước đó.


Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 13/12/2019 giảm phiên thứ 3 liên tiếp, đảo chiều giảm sau khi tăng trong đầu phiên giao dịch, trong bối cảnh lo ngại nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép giảm, khi các hạn chế sản lượng thép mới làm lu mờ khu vực sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc.


Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,3% xuống 643 CNY (91,35 USD)/tấn, sau khi tăng 1,1% trong đầu phiên giao dịch.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Singapore giảm 0,3% xuống 92,14 USD/tấn.


Cảnh báo khói bụi màu cam do tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc – bao gồm các thành phố sản xuất thép hàng đầu của nước này – có hiệu lực từ thứ sáu (13/12/2019).


Cảnh báo yêu cầu các công ty bao gồm các nhà máy thép phải hành động để cắt giảm khí thải, thậm chí hạn chế sản xuất trong một số trường hợp, trong bối cảnh điều kiện thời tiết bất lợi có thể khiến ô nhiễm nặng.


Tuy nhiên, sự suy giảm giá quặng sắt được hạn chế khi nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – cam kết giữ các chính sách kinh tế ổn định và hiệu quả hơn vào năm 2020, giúp đạt được tăng trưởng kinh tế hàng năm.


Hội nghị công tác kinh tế Trung ương, một cuộc họp kín của các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách hàng đầu Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh trong tuần này.


Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc duy trì vững ở mức 94,8 USD/tấn trong ngày thứ năm (12/12/2019), cao nhất kể từ ngày 18/9/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.


Giá thanh cốt thép trên sàn Thượng Hải giảm 0,9% xuống 3.502 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,8% xuống 3.727 CNY/tấn. Giá thép không gỉ giảm 1,4% xuống 14.115 CNY/tấn.


Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 1.227 CNY/tấn và giá than cốc giảm 1,2% xuống 1.833 CNY/tấn.


Các thông tin khác:


Thép: Thống kê mới nhất cho biết, nhập khẩu thép của Mỹ trong tháng 11/2019 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 28% so với tháng 10/2019. Trong số đó, nhập khẩu thép thành phẩm giảm 18,8% so với tháng 10/2019 xuống 1,2 triệu tấn và hầu hết trong số đó đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức và Đài Loan (TQ).


Tổng nhập khẩu thép của Mỹ trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 26,6 triệu tấn, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.


Trong số đó, nhập khẩu thép thành phẩm giảm 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 19,5 triệu tấn, chủ yếu do Điều luật 232 và thuế nhập khẩu đối với các nước khác cao.


Trong 11 tháng đầu năm 2019, thị trường cung cấp chủ yếu là Canada, Mexico, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức, trong đó Đức đối mặt với sự suy giảm mạnh 21% so với cùng kỳ năm ngoái.


Thép HRC: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 10/2019 nước này xuất khẩu khoảng 88.000 tấn thép cuộn cán nóng, tăng 109,1% so với tháng 9/2019 và cũng tăng đáng kể 75,3% so với thangs10/2018.


Trong số đó, xuất khẩu sang Mexico chiếm phần lớn đạt 78.000 tấn, so với 30.900 tấn tháng 9/2019 và 35.000 tấn tháng 10/2018. Canada là thị trường thứ hai đạt 9.000 tấn. Xuất khẩu sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.


Tổng nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của Đài Loan (TQ) trong tháng 11/2019 đạt 72.000 tấn, giảm 44% so với tháng 10/2019.


Trong số đó, các nước cung cấp chủ yếu là Brazil với khoảng 39.000 tấn, Ấn Độ đạt 15.000 tấn giảm hơn 80% so với tháng 10/2019 và Nhật Bản đạt 12.000 tấn.


Sự suy giảm nhập khẩu của Đài Loan chủ yếu do sự giảm mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ (-82,3%), Hàn Quốc (-73%) và Nhật Bản (-24,5%).


Tổng xuất khẩu thép HRC của Đài Loan trong tháng 11/2019 đạt 323.000 tấn, giảm 16,8% so với tháng 10/2019.


Trong số đó, các thị trường xuất khẩu chủ yếu bao gồm Việt Nam đạt 60.000 tấn, Nhật Bản đạt 49.000 tấn và Malaysia đạt 23.000 tấn.


Sự suy giảm xuất khẩu thép của Đài Loan chủ yếu do Việt Nam (-36,5%) và Malaysia (-16,5%) song nhập khẩu từ Saudi Arabia tăng hơn 400% so với tháng 10/2019 lên 23.000 tấn.
Thép thanh cán nóng: Thống kê của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong tháng 10/2019 nước này nhập khẩu tổng cộng 54.000 tấn thép thanh cán nóng, giảm 1,9% so với tháng 9/2019 và giảm 39,2% so với tháng 10/2018.


Trong số đó, nhập khẩu từ Canada chiếm phần lớn đạt 27.000 tấn, giảm so với 28.600 tấn tháng 9/2019 và 30.200 tấn tháng 10/2018. Nguồn nhập khẩu khác bao gồm Nhật Bản, Mexico, Trung Quốc và Đức với 10.300 tấn, 6.800 tấn, 3.400 tấn và 2.300 tấn theo thứ tự lần lượt.


Thép không gỉ: Nhập khẩu thép không gỉ của Đài Loan (TQ) trong tháng 11/2019 đạt 67.000 tấn, giảm 16% so với tháng 10/2019 và giảm 4% so với tháng 11/2018.


Trong số đó, nhập khẩu thép không gỉ cán nóng giảm 21% so với tháng 10/2019 xuống 51.000 tấn, song sản phẩm thép không gỉ cán nguội tăng 24% lên 11.000 tấn.


Tổng xuất khẩu thép không gỉ của Đài Loan trong tháng 11/2019 đạt 89.000 tấn, giảm 5% so với tháng 10/2019 và giảm 16% so với tháng 11/2018.


Trong số đó, nhập khẩu sản phẩm thép không gỉ cán nóng tăng 4% so với tháng 10/2019 lên 16.000 tấn, song sản phẩm thép không gỉ cán nguội giảm 4% xuống 53.000 tấn.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM