Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 15/7/2020: Giá thanh cốt thép tại Trung Quốc giảm

Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải giảm. Giá quặng sắt, than luyện cốc tại Đại Liên giảm. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay tăng lên 111,5 USD/tấn.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 399,43 điểm hôm 14/7/2020, tăng 1,53% tương đương 6,04 điểm so với chỉ số trước đó hôm 13/7/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 349,82 điểm, tăng 0,78% tương đương 2,71 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 408,81 điểm, tăng 1,66% tương đương 6,66 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá thanh cốt thép tại Trung Quốc ngày 15/7/2020 giảm do sự không chắc chắn về nhu cầu hồi phục sau mùa thấp điểm.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,2% xuống 3.727 CNY (532,42 USD)/tấn.

Công suất sử dụng tại các lò cao và sản lượng sản phẩm thép trong mầy tuần gần đây giảm do mưa và lũ lụt ảnh hưởng đến nhu cầu từ các lĩnh vực hạ nguồn như xây dựng, song vẫn ở mức tương đối cao khi thị trường dự kiến tiêu thụ tiếp tục tăng sau mùa thấp điểm.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,4% xuống 829 CNY/tấn.

Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác giảm, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 1.195 CNY/tấn và giá than cốc giảm 0,2% xuống 1.899 CNY/tấn.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 2 USD lên 111,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,4% lên 3.754 CNY/tấn. Giá thép không gỉ giảm 0,7% xuống 13.575 CNY/tấn.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra các khoản vay trung hạn, trong khi giữ chi phí vay không thay đổi tháng thứ 3 liên tiếp.

Các thông tin khác:

Thép phế liệu: Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 8,14 triệu tấn thép phế liệu trong 5 tháng đầu năm 2020, tăng 5,4% so với 7,72 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

Trong số đó, nhập khẩu từ Mỹ chiếm phần lớn, đạt 1,7 triệu tấn tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Hà Lan đứng thứ hai đạt 1,2 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Anh đạt 912.000 tấn, giảm 8,77% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thép phế liệu của Brazil trong nửa đầu năm 2020 tăng 46% lên 393.000 tấn so với 269.000 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù thực tế thị trường nước ngoài chỉ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong tổng sản lượng sắt phế liệu, song điều đó trở thành 1 lựa chọn thay thế cho ngành, do nhu cầu từ các nhà sản xuất thép nội địa giảm.

Tiêu thụ nội địa không vượt 2 triệu tấn trong nửa đầu năm 2020, thấp hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắt đầu từ tháng 7, các công ty trong lĩnh vực này đã nhận thấy một sự cải thiện nhỏ về nhu cầu từ các nhà máy thép nội địa, song vẫn còn rất xa so với giai đoạn khi mua hàng quốc gia chiếm hơn 90% sản lượng.

Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), trong tuần kết thúc ngày 11/7/2020, sản lượng thép thô của nước này đạt 1,29 triệu tấn, tăng 1,7% so với tuần trước đó, trong khi giảm 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 57,5%, tăng 0,9% so với tuần trước đó song giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến tuần kết thúc ngày 11/7/2020, sản lượng thép thô đạt 41,9 triệu tấn, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 66,6%, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thép thanh cán nóng: Nhập khẩu thép thanh cán nóng của Mỹ trong tháng 5/2020 tăng so với tháng 4/2020. Tổng sản phẩm thép thanh cán nóng nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 5/2020 đạt 58.900 tấn, tăng 32,9% so với tháng 4/2020 và giảm 26,6% so với tháng 5/2019.

Các sản phẩm nhập khẩu này từ Nhật Bản đạt 21.300 tấn, tiếp theo là Canada đạt 16.000 tấn, Đức đạt 4.800 tấn, Mexico đạt 4.500 tấn và Pháp đạt 3.100 tấn. 

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM