Thành phố Đường Sơn yêu cầu các công ty giảm lượng khí thải hơn nữa. Công suất sản xuất giảm xuống 71,13% trong tuần trước. Dự trữ thép của các thương nhân tăng 3% trong tuần trước.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 375,52 điểm hôm 17/6/2019, tăng 0,97% tương đương 3,69 điểm so với chỉ số trước đó hôm 14/6/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 322,24 điểm, tăng 2,84% tương đương 8,9 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 385,6 điểm, giảm 1,55% tương đương 6,07 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 18/6/2019 giảm phiên thứ 2 liên tiếp, do lo ngại nhu cầu tại các nhà máy thép giảm, trong bối cảnh các hạn chế sản xuất tại thành phố sản xuất thép hàng đầu – Đường Sơn – gia tăng.
Chính quyền Đường Sơn cho biết, họ đã triệu tập các giám đốc điều hành từ 48 công ty trong khu vực có lượng khí thải ô nhiễm cao đến 1 cuộc họp và yêu cầu cắt giảm sản lượng nhằm giảm khói bụi.
Các công ty trong ngành công nghiệp thép, xi măng và than cốc cam kết sẽ “kiên quyết” tuân thủ các biện pháp hạn chế sản lượng do chính quyền thành phố và cắt giảm sản lượng đến mức tối đa.
Công suất sản xuất tại các nhà máy thép Trung Quốc giảm xuống 71,13% trong tuần trước từ mức cao 71,69% vào cuối tháng 5/2019, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Nhà phân tích thuộc CITIC Futures, Mandarin cho biết: “Trọng tâm của thị trường chuyển sang phía cầu. Biên lợi nhuận tiếp tục thu hẹp trong khi dự kiến sẽ có nhiều bảo trì hơn tại các nhà máy thép, điều này sẽ gây thêm áp lực đối với giá nguyên liệu thô”.
Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên cho biết, sẽ gia tăng các hạn chế giao dịch và lợi nhuận đối với hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019, hợp đồng được giao dịch nhiều nhất tại thời điểm này có hiệu lực từ ngày 18/6/2019. Động thái này đến sau khi giá quặng sắt tăng 11,4% trong tuần qua, lên mức cao đỉnh điểm 797,5 CNY (115,16 USD)/tấn trong ngày thứ sáu (14/6/2019).
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 1% xuống 761,5 CNY/tấn. Trong khi, Vale Brazil, công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới cho rằng, sẽ sớm khôi phục công suất 20 triệu tấn/năm tại mỏ khai thác Brucutu, giảm bớt lo ngại nguồn cung thắt chặt. Mỏ khai thác này hiện tại hoạt động chỉ 1/3 công suất.
Giá sản phẩm thép cũng giảm trong ngày thứ ba (18/6/2019), trong bối cảnh dự trữ của các thương nhân gia tăng, thúc đẩy lo ngại về nhu cầu từ các lĩnh vực hạ nguồn suy yếu.
Dự trữ thép tăng 3% lên 11,2 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 14/6/2019, với dự trữ thanh cốt thép tăng lên 5,51 triệu tấn và thép cuộn cán nóng đạt 2,18 triệu tấn, Mysteel cho biết.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,3% xuống 3.709 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,7% xuống 3.571 CNY/tấn. Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên thay đổi nhẹ ở mức 1.388 CNY/tấn. Giá than cốc kỳ hạn giảm 2% xuống 2.047 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Thép tấm cán nguội: Số liệu được đưa ra bởi Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong tháng 5/2019 nước này sản xuấ tổng cộng 2,81 triệu tấn thép tấm cán nguội, giảm 0,6% so với tháng 5/2018.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, sản lượng thép tấm cán nguội của Trung Quốc đạt 13,1 triệu tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép ống hàn: Thống kê từ Hải quan Đài Loan, xuất khẩu thép ống hàn của Đài Loan (TQ) trong tháng 5/2019 đạt 41.200 tấn, tăng 10% so với 37.000 tấn tháng 4/2019.
Trong số đó, xuất khẩu sang Mỹ chiếm phần lớn, đạt 28.000 tấn tiếp theo là Canada đạt 3.300 tấn. Australia và Việt Nam đứng thứ 3 và thứ 4 với khoảng 1.900 tấn và 1.600 tấn theo thứ tự lần lượt.
Ngoài ra, Đài Loan nhập khẩu tổng cộng 4.100 tấn thép ống hàn trong tháng 5/2019, giảm 9% so với tháng 4/2019.
Trong số đó, Hàn Quốc và Trung Quốc là 2 nguồn nhập khẩu chính, với khối lượng đạt khoảng 1.700 tấn và 1.000 tấn theo thứ tự lần lượt.
Nguồn tin: Vinanet