Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 2,5%. Giá quặng sắt tại Singapore tăng phiên thứ 3 liên tiếp. Giá quặng sắt giao ngay tăng lên hơn 120 USD/tấn.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 434,71 điểm hôm 17/8/2020, tăng 0,22% tương đương 0,93 điểm so với chỉ số trước đó hôm 14/8/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 369,19 điểm, tăng 0,16% tương đương 0,59 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 447,09 điểm, tăng 0,22% tương đương 1,00 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 18/8/2020 tăng 3 USD/tấn, do kỳ vọng việc sử dụng thép tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong những tháng tới và bù đắp nhu cầu nước ngoài suy giảm.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 2,5% lên 855 CNY (123,35 USD)/tấn, tăng phiên thứ 4 liên tiếp.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Singapore tăng 1,9% lên 119,15 USD/tấn, tăng phiên thứ 3 liên tiếp.
Nguồn cung gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 sẽ hỗ trợ giá nguyên liệu sản xuất thép, trước khi giảm trong năm tới, triển vọng thị trường hàng tháng của Westpac cho biết.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – tăng lên mức cao nhất 13 tháng (121,5 USD/tấn), công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Công ty khai thác quặng sắt BHP Group BHP.AX, BHPB.L dự kiến hầu hết các nền kinh tế lớn ngoại trừ Trung Quốc sẽ phải chịu gánh nặng của cuộc suy thoái do virus corona trong năm nay, lợi nhuận hàng năm giảm hơn 4%.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép không gỉ tăng 1,3% do nhu cầu tăng mạnh và chi phí nguyên liệu nickel đắt hơn trong bối cảnh nguồn cung từ Philippines và Indonesia thắt chặt. Giá thanh cốt thép tăng 0,4% và giá thép cuộn cán nóng tăng 0,8%.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 0,9% song giá than cốc không thay đổi.
Các thông tin khác:
Thép thô: Sản lượng thép thô của Brazil trong tháng 7/2020 đạt 2,6 triệu tấn, tăng 3,5% so với tháng 7/2019.
Công suất sản xuất hiện tại duy trì ở mức thấp khoảng 60,5% mặc dù điều kiện thị trường nội địa cải thiện.
Thống kê từ Viện Sắt Thép Mỹ (AISI), trong tuần kết thúc ngày 15/8/2020, sản lượng thép thô của nước này đạt 1,38 triệu tấn, tăng 1,7% so với tuần trước đó, trong khi giảm 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công suất sản xuất đạt 61,5%, tăng 1,1% so với tuần trước đó song giảm 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến tuần kết thúc ngày 15/8/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 48,83 triệu tấn, giảm 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sản xuất đạt 65,9%, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép phế liệu: Trong tháng 7/2020, Việt Nam nhập khẩu 522.000 tấn thép phế liệu, tăng 16% so với tháng 6/2020 và tăng 7,2% so với tháng 7/2019.
Trong số đó, nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm phần lớn đạt 258.000 tấn, tăng 3,6% so với tháng 6/2020. Mỹ đứng thứ 2 đạt 92.000 tấn, tăng 83% so với tháng 6/2020, tiếp theo là Hồng Kông đạt 36.400 tấn, giảm 14% so với tháng 6/2020.
Nguồn tin: vinanet.vn