Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 19/10/2020: Giá quặng sắt giảm

 Giá quặng sắt tại Đại Liên chạm mức thấp nhất 3 tuần, tại Singapore giảm 1,3%. Tồn trữ quặng sắt của Trung Quốc đạt mức cao nhất 7 tháng mới. Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 9/2020 tăng 10,9% so với tháng 9/2019.

 
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 428,30 điểm hôm 16/10/2020, giảm 0,51% tương đương 2,2 điểm so với chỉ số trước đó hôm 15/10/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 374,51 điểm, giảm 0,14% tương đương 0,53 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 438,47 điểm, giảm 0,57% tương đương 2,52 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 19/10/2020 giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần, do tồn trữ tại các cảng của Trung Quốc tăng và triển vọng nhu cầu thép nội địa trong mùa đông suy yếu gây áp lực giá.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên giảm 1,7% xuống 770,5 CNY (115,03 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 29/9/2020.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn Singapore giảm 1,3% xuống 113,5 USD/tấn.
Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất 7 tháng mới (124,5 triệu tấn) trong tuần trước, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Tồn trữ quặng sắt tại Trung Quốc tăng trở lại, nhu cầu sản phẩm thép nội địa suy yếu trong mùa đông, khi hoạt động xây dựng chậm lại.
Triển vọng nhu cầu thép suy yếu, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 3/2020 thấp hơn so với dự báo, thách thức đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và nước tiêu thụ kim loại hàng đầu kéo dài.
Giá quặng sắt giao ngay sang Trung Quốc đạt 119,5 USD/tấn – thấp nhất 3 tuần, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 9/2020 tăng 10,9% so với tháng 9/2029 lên 92,56 triệu tấn.
Vale SA Brazil hướng tới mục tiêu sản xuất 400 triệu tấn quặng sắt vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép giảm 0,2%, trong khi giá thép cuộn cán nóng tăng 0,2%. Giá thép không gỉ tăng 1,4% do giá nguyên liệu nickel tăng.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc giảm 0,7%, trong khi giá than cốc không thay đổi.
Các thông tin khác:
Phôi thép: Trong 9 tháng đầu năm 2020, Đài Loan (TQ) nhập khẩu 1,13 triệu tấn phôi thép, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, nhập khẩu từ Nga chiếm phần lớn đạt 467.000 tấn, tăng 10,82% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Nhật Bản và Ấn Độ đạt 342.000 tấn và 123.000 tấn, tăng 1,43 lần và 3,73 lần theo thứ tự lần lượt.
Thép HRC: Trong 9 tháng đầu năm 2020, Đài Loan (TQ) xuất khẩu tổng cộng 3,57 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 3,82% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Trong số đó, Trung Quốc và Saudi Arabia là 2 điểm đến chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 556,05% lên 720.000 tấn. Xuất khẩu sang Saudi Arabia tăng 47,84% lên 106.000 tấn.
Thép phế liệu: Trong tháng 9/2020, Việt Nam nhập khẩu 486.000 tấn thép phế liệu, giảm gần 29% so với tháng 8/2020 và 33,3% so với tháng 9/2019. Sự suy giảm này do hoạt động mua vào chậm lại bởi giá tăng cao, trong khi nhu cầu thép phế liệu dự kiến sẽ tăng mạnh vào cuối năm nay khi sản lượng thép sẽ tăng.
Ngoài Trung Quốc, Việt Nam là thị trường sản xuất thép lớn duy nhất có sản lượng tăng mạnh trong năm nay và cũng thúc đẩy nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép như phế liệu.
Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM