Vale cho biết, sẽ nối lại mỏ khai thác quặng sắt công suất 30 triệu tấn. Dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất 6 tháng.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 20/3/2019 giảm gần 6%, mức giảm mạnh nhất trong 3 tháng, do dự kiến nguồn cung tăng cao, khi Vale thiết lập việc nối lại hoạt động khai thác quặng sắt lớn nhất tại Minas Gerais.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 5,7%, trong phiên có lúc giảm 4,2% xuống 610,5 CNY (90,91 USD)/tấn.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,5% xuống 3.777 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,4% xuống 3.687 CNY/tấn. Giá than luyện cốc kỳ hạn giảm 1,1% xuống 1.223 CNY/tấn, song giá than cốc thay đổi nhẹ ở mức 1.965 CNY/tấn.
Nhà khai thác mỏ Brazil cho biết, tòa án địa phương tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động tại mỏ Brucutu, đã bị tạm dừng kể từ đầu tháng 2/2019, sau vụ vỡ đập.
Mỏ khai thác lắp đặt công suất sản xuất quặng sắt 30 triệu tấn, tương đương khoảng 8% sản lượng hàng năm theo kế hoạch của Vale, Brazil.
Thị trường dự kiến, sự suy giảm sản lượng ít nhất 64 triệu tấn sau khi Vale cho biết, sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa.
Trong khi đó, các nhà khai thác quặng sắt Australia thúc đẩy xuất khẩu, song đối thủ Brazil đang gặp khó khăn để đối phó sự gián đoạn hoạt động.
Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc tăng 550.000 tấn trong tuần trước lên 148,2 triệu tấn, cao nhất kể từ cuối tháng 9/2018, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Các thông tin khác:
Thép CRC: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), xuất khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) của Mỹ trong tháng 12/2018 đạt 41.000 tấn, giảm 5,9% so với tháng 11/2018 nhưng tăng 14,4% so với tháng 12/2017.
Trong số đó, Mexico là nước xuất khẩu thép CRC lớn nhất của Mỹ đạt 29.000 tấn, tăng so với 28.000 tấn tháng 11/2018 và tăng so với 23.000 tấn tháng 12/2017, Canada đứng vị trí thứ 2 đạt 10.000 tấn.
Trong năm 2018, xuất khẩu thép CRC của Mỹ đạt 526.000 tấn, giảm 14,1% so với năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu đạt 590 triệu USD, giảm 63,8 triệu USD so với năm 2017.
Thanh cốt thép: Thống kê từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng thanh cốt thép của nước này trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 33,8 triệu tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, sản lượng thép dải mỏng và rộng của Trung Quốc đạt 23,9 triệu tấn, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép cuộn đạt 22,9 triệu tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép phế liệu, thanh cốt thép và thép thương phẩm: Feng Hsin Steel Co., Ltd., một trong những nhà máy thép lò điện lớn tại Đài Loan (TQ) cho biết, sẽ tăng giá thêm 200-500 NTD/tấn đối với giá mua thép thương phẩm và thép phế liệu trong tuần này.
Theo đó, giá thanh cốt thép tăng 200 NTD/tấn lên 18.000 NTD/tấn, thép thương phẩm tăng 500 NTD/tấn lên 21.700 NTD/tấn, giá mua thép phế liệu tăng 200 NTD/tấn lên 9.200 NTD/tấn.
Những người tham gia thị trường cho biết, nguyên nhân chính của việc giá tăng là do giá mua thép phế liệu tăng.
Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), tính đến tuần kết thúc ngày 16/3/2019, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,93 triệu tấn, giảm 0,6% so với tuần trước đó, song tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 82,9%, giảm 0,5% so với tuần trước đó song tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến tuần kết thúc ngày 16/3/2019, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 20,3 triệu tấn năm 2019, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 81,4%, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép phế liệu: Thống kê hải quan cho biết, trong tháng 2/2019, Hàn Quốc đã nhập khẩu 650.000 tấn thép phế liệu, tăng 10% so với tháng 1/2019, cũng đạt mức cao nhất 12 tháng. Trong năm 2018, nhập khẩu thép phế liệu trung bình tháng đạt 510.000 tấn, trong đó tháng 6/2018 đạt cao nhất (610.000 tấn).
Bên cạnh đó, Hyundai Steel, một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất tại Hàn Quốc quyết định ngừng mua thép phế liệu từ Nhật Bản tại thị trường giao ngay trong những ngày cuối tháng 3/2019, do dự trữ thép phế liệu ở mức cao.
Nguồn tin: Vinanet