Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 26/4/2019: Quặng sắt tại Đại Liên tăng

 Công suất sử dụng tại các nhà máy thép đạt 70,58%. Các nhà máy thép chưa sẵn sàng chấp nhận giá than cốc tăng cao. Dự trữ thép giảm xuống 12,72 triệu tấn.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 26/4/2019 tăng trở lại sau 3 phiên giảm liên tiếp, được hỗ trợ bởi nhu cầu tại các nhà máy thép tăng.

Công suất sản xuất hàng tuần tại các nhà máy thép trên toàn quốc tiếp tục tăng trong tuần tính đến ngày 26/4/2019, tăng 0,55% điểm so với tuần trước đó lên 70,58%, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Các nhà máy thép đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm trước mùa thấp điểm đối với hoạt động xây dựng trong tháng 5/2019, khi các khu vực phía nam Trung Quốc bước vào mùa mưa.

Lợi nhuận biên của các nhà máy sản xuất thép tăng lên hơn 700 CNY/tấn sau khi giảm mạnh trong tháng 11/2018.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,2% lên 622 CNY (92,37 USD)/tấn.

Giá than luyện cốc kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,6% lên 1.356 CNY/tấn, trong khi giá than cốc giảm 0,1% xuống 2.046 CNY/tấn.

Một số nhà máy than cốc tại tỉnh sản xuất thép hàng đầu – Hà Bắc – tìm cách hưởng lợi từ lợi nhuận biên của của các máy thép gia tăng bằng cách tăng giá than cốc thêm 100 CNY/tấn. Tuy nhiên, các nhà máy thép không muốn chấp nhận mức giá cao hơn khi một trong nhiều nhà máy được yêu cầu tăng sản lượng trong tháng 5/2019.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải thay đổi nhẹ ở mức 3.746 CNY/tấn. Dự trữ sản phẩm thép của các thương nhân tiếp tục giảm trong tuần này, song với tốc độ chậm hơn. Dự trữ giảm 611.300 tấn so với tuần trước đó xuống 12,72 triệu tấn, Mysteel cho biết. Dự trữ thanh cốt thép đạt 6,73 triệu tấn và thép cuộn cán nóng đạt 2,08 triệu tấn tính đến 26/4/2019.

Các thông tin khác:

Thép thô: Thống kê từ Liên đoàn Sắt và Thép Nhật Bản (JISF), trong tháng 3/2019 nước này đã sản xuất khoảng 9,1 triệu tấn, không thay đổi so với tháng 2/2019, trong khi tăng 17,3% so với tháng 3/2018.

Bên cạnh đó, sản lượng gang tại Nhật Bản đạt 6,7 triệu tấn, giảm 0,5% so với tháng 2/2019 và tăng 18,8% so với tháng 3/2018.

Thép cán nguội không gỉ: Thống kê từ Hiệp hội Sắt và Thép Hàn Quốc (KOSA), nhập khẩu thép cán nguội không gỉ trong tháng 3/2019 của Hàn Quốc đạt 42.000 tấn, tăng 63,3% so với tháng 2/2019.

Trong số đó, nhập khẩu thép tấm cán nguội không gỉ giảm 78,3% so với tháng 2/2019, đạt khoảng 180 tấn, thép dải rộng cán nguội không gỉ tăng đáng kể 69,5% so với tháng 2/2019 lên 40.600 tấn, thép dải hẹp cán nguội không gỉ tăng 28% so với tháng 2/2019 lên 1.200 tấn.

Thép cuộn: Thống kê cho biết, trong quý 1/2019 Đài Loan (TQ) đã nhập khẩu khoảng 84.000 tấn thép cuộn, tăng 34,18% so với quý 1/2018. Ba thị trường nhập khẩu hàng đầu là Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản với khoảng 22.000 tấn, 13.000 tấn và 10.200 tấn theo thứ tự lần lượt.

Trong số đó nhập khẩu thép cuộn từ Việt Nam tăng 148,1% lên 9.500 tấn.

Ngoài ra, xuất khẩu thép cuộn từ Đài Loan (TQ) đạt 44.000 tấn, giảm 9,8% so với quý 1/2018. Trong số đó, xuất khẩu từ Thái Lan đạt 11.400 tấn, Trung Quốc đứng thứ hai đạt 7.800 tấn, tiếp theo là Việt Nam đạt 7.100 tấn.

Thép mạ màu: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ), nhập khẩu thép cuộn và tấm mạ màu của Đài Loan trong tháng 3/2019 đạt 1.800 tấn, tăng 587% so với tháng 2/2019. Trong số đó, top 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu bao gồm Nhật Bản đạt 890 tấn, Việt Nam đạt 490 tấn và nhập khẩu từ Australia đạt 300 tấn.

Về xuất khẩu, tổng cộng đạt 33.000 tấn, giảm 16,3% so với tháng 2/2019. Trong số đó, xuất khẩu sang Mỹ chiếm phần lớn đạt 9.700 tấn, Bỉ đạt 7.100 tấn, tiếp theo là Australia đạt 4.500 tấn.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM