Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 28/8/2020: Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 28/8/2020 tăng, được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp thép sẽ vẫn tăng mạnh, với các biện pháp kích thích hơn nữa dự kiến từ chính phủ.

Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 432,36 điểm hôm 27/8/2020, giảm 1,12% tương đương 4,92 điểm so với chỉ số trước đó hôm 26/8/2020.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 375,58 điểm, tăng 0,11% tương đương 0,41 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 443,1 điểm, giảm 1,32% tương đương 5,92 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 0,7% lên 827 CNY (120,24 USD)/tấn.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc không thay đổi ở mức 122 USD/tấn, sau khi giảm 5 phiên liên tiếp.

Giá quặng sắt có khả năng vẫn ở mức cao cho đến khi có bằng chứng thực sự về các biện pháp kích thích được nới lỏng, ANZ Research cho biết.

ANZ Research dự kiến xu hướng tăng trưởng đầu tư tài sản cố định sẽ tiếp tục và nâng tăng trưởng hàng năm lên 5,5-6% vào cuối năm. Dự kiến sản lượng thép hàng năm của Trung Quốc sẽ vượt 1 tỉ tấn trong năm nay.

Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 0,1% lên 3.728 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,1% lên 3.952 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tăng 0,4% lên 15.180 CNY/tấn.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 0,3% lên 1.224 CNY/tấn và giá than cốc tăng 0,4% lên 1.927 CNY/tấn.

Baoshan Iron & Steel Co Ltd 600019.SS – công ty sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc cho biết, lợi nhuận ròng trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 36,87%, chịu áp lực bởi đại dịch virus corona và giá nguyên liệu thô tăng.

Nhu cầu thép Trung Quốc tăng mạnh và mối lo ngại nguồn cung toàn cầu, trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia đẩy giá quặng sắt tăng cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty sản xuất thép, song thị trường có khả năng giảm vào tháng 3/2021, giám đốc điều hành thuộc Nippon Steel cho biết.

Các thông tin khác:

Thép: Trung Quốc – nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới – đã nhập khẩu 2,46 triệu tấn sản phẩm thép bán thành phẩm trong tháng 7/2020, tăng hơn 10 lần so với tháng 7/2019 và đạt mức cao nhất kể từ năm 2016. Ngoài ra, nhập khẩu sản phẩm thép thành phẩm trong tháng 7/2020 đạt 2,61 triệu tấn – cao nhất kể từ tháng 4/2004.

Sự gia tăng nhập khẩu thép được thúc đẩy bởi giá trên thị trường thế giới giảm và nhu cầu nội địa đối với các dự án cơ sở hạ tầng tăng mạnh sau các biện pháp kích thích kinh tế bởi chính phủ Trung Quốc và do lĩnh vực sản xuất hồi phục, tại thời điểm đại dịch virus corona đã hạn chế tiêu thụ thép trên thế giới.

Thép phế liệu: Trong tháng 7/2020, Brazil đã xuất khẩu 76.000 tấn thép phế liệu, tăng 1,8% so với tháng 7/2019 song giảm 0,3% so với tháng 6/2020.

Trong số đó, xuất khẩu sang Bangladesh chiếm phần lớn đạt 27.000 tấn, tiếp theo là Ấn Độ và Pakistan đạt 20.400 tấn và 18.000 tấn.

Trong 7 tháng đầu năm 2020, Brazil xuất khẩu 469.000 tấn thép phế liệu, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu trong tháng 7/2020 đạt 1.950 tấn, giảm 95,1% so với tháng 6/2020 và giảm 97,5% so với tháng 7/2019. Nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt 47.000 tấn, giảm gần 63% so với cùng kỳ năm ngoái.

Gang: Trong tháng 7/2020, Đài Loan (TQ) nhập khẩu 29.700 tấn gang, giảm 18,13% so với 36.300 tấn tháng 6/2020.

Trong số đó, nhập khẩu từ Nhật Bản giảm 98% xuống 550 tấn, từ Brazil và Canada tăng 1.984% và 22.635% theo thứ tự lần lượt lên 17.800 tấn và 9.100 tấn 

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM