Giá quặng sắt tại Đại Liên chạm mức thấp nhất 4 tuần. Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay chạm mức thấp nhất kể từ ngày 18/6/2019. Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc tăng.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 402,82 điểm hôm 2/8/2019, giảm 2,62% tương đương 10,84 điểm so với chỉ số trước đó hôm 1/8/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 366,81 điểm, giảm 0,28% tương đương 1,02 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 409,63 điểm, giảm 3,01% tương đương 12,7 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 5/8/2019 giảm 4%, giảm phiên thứ 3 liên tiếp do nguồn tăng trong khi nhu cầu vẫn yếu trong bối cảnh hoạt động xây dựng tại Trung Quốc suy giảm.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên đã hết hiệu lực giảm xuống 704,5 CNY (101,53 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 8/7/2019 ở mức 733,5 CNY/tấn trong ngày thứ sáu (2/8/2019).
Tổng cộng trong 2 phiên trước đó, giá quặng sắt giảm 5,4% trong bối cảnh nhu cầu thép mùa vụ suy yếu, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng tại Trung Quốc, nước sản xuất nguyên liệu xây dựng và sản xuất hàng đầu thế giới.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt bổ sung 10% thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc có trị giá 300 tỉ USD từ ngày 1/9/2019, làm gia tăng lo ngại về nhu cầu thép.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 4,7% xuống 112,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 18/6/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc tăng tuần thứ 3 liên tiếp lên 121,05 triệu tấn, cao nhất kể từ ngày 6/6/2019.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 0,3% xuống 3.792 CNY/tấn.
Giá thép cán nóng sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng giảm 0,8% xuống 3.712 CNY/tấn.
Giá nguyên liệu sản xuất thép khác tăng cao, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 1.402 CNY/tấn, trong khi giá than cốc tăng 0,4% lên 2.060 CNY/tấn.
Các thông tin khác:
Thép tấm: China Steel Corporation (CSC), nhà sản xuất thép cacbon lớn nhất tại Đài Loan (TQ) công bố giá thép tấm AP trong tháng 9/2019.
Sau khi, CSC tăng giá thép thêm 300 NTD/tấn trong tháng 8/2019, dự kiến giá thép tấm AP có thể tăng thêm 300-500 NTD/tấn.
Giá thép tấm AP không thay đổi trong 5-6 tháng liên tiếp. Giá thép tấm AP mới có thể ở mức 20.700-20.900 NTD/tấn. Các khách hàng hạ nguồn Đài Loan cho rằng CSC có thể giảm nguồn cung để ổn định giá thị trường.
Thanh cốt thép: Thống kê cho biết, tổng nhập khẩu thanh cốt thép tại Mỹ trong tháng 6/2019 đạt 84.000 tấn, giảm 37,8% so với tháng 5/2019 song tăng 93,1% so với tháng 6/2018. Kim ngạch nhập khẩu đạt 42,3 triệu USD, giảm 26,5 triệu USD so với tháng 5/2019.
Trong số đó, hầu hết thanh cốt thép của Mỹ được nhập khẩu từ Tây Ban Nha đạt 36.500 tấn, giảm 2.500 tấn so với tháng 5/2019, tiếp theo là Mexico đạt 13.500 tấn, Cộng hòa Dominica đạt 11.200 tấn, các nước khác đạt 17.300 tấn.
Thép cuộn: Thống kê cho biết, xuất khẩu thép cuộn của Mỹ trong tháng 5/2019 đạt 3.600 tấn, giảm 8% so với tháng 4/2019 và giảm 51,8% so với tháng 5/2018. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 triệu USD, giảm gần 400.000 USD so với tháng 4/2019 và giảm 3,6 triệu USD so với tháng 5/2018.
Trong số đó, hầu hết thép cuộn của Mỹ được xuất khẩu sang Canada đạt 2.300 tấn, giảm so với 2.800 tấn tháng 4/2019 và giảm so với 4.900 tấn tháng 5/2018, tiếp theo là Mexico đạt 1.200 tấn. Xuất khẩu sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.
Quặng sắt: Thống kê từ Bộ Ngoại thương Brazil (SECEX) cho biết, trong tháng 7/2019 nước này xuất khẩu 34,3 triệu tấn quặng sắt, giảm 4,6% so với tháng 7/2018 song tăng 16,6% so với tháng 6/2019, cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,6 tỉ USD, tăng 41,4% so với 1,8 tỉ USD tháng 7/2018 và tăng 25,5% so với 2 tỉ USD tháng 6/2019.
Trong năm 2018, Brazil xuất khẩu 380 triệu tấn quặng sắt, trong đó Vale xuất khẩu 309 triệu tấn, chiếm 80,5% trong tổng số.
Nguồn tin: Vinanet