Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 6/7/2020: Giá quặng sắt giảm do lo ngại nguồn cung toàn cầu

Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm 0,5%, tại Singapore giảm 0,9%. Tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc tăng 3 tuần liên tiếp. Giá quặng sắt sẽ ở mức trung bình 79 USD/tấn trong năm nay.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 6/7/2020 giảm do tồn trữ nguyên liệu sản xuất thép tại nước này tăng, làm gia tăng lo ngại nguồn cung toàn cầu đẩy giá quặng sắt giao ngay lên hơn 100 USD/tấn trong hơn 1 tháng.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 0,5% xuống 740 CNY (104,9 USD)/tấn, trong khi giá quặng sắt trên sàn Singapore giảm 0,9% xuống 95,64 USD/tấn.

Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 29% trong nửa đầu năm 2020 và trong nửa cuối năm 2020 được thúc đẩy khi nhu cầu hồi phục sau khi Trung Quốc giảm bớt các hạn chế virus corona, trong khi lo ngại về hoạt động khai thác tại Brazil gia tăng.

Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016, sau khi đạt mức cao nhất 109,75 triệu tấn tính đến ngày 3/7/2020, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay ở mức 101,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Dự kiến giá quặng sắt trong năm nay sẽ ở mức trung bình 79 USD/tấn FOB Australia. Nguồn cung gia tăng dự kiến giá quặng sắt sẽ giảm xuống mức trung bình 65 USD/tấn vào năm 2022.

Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 0,3%, giá thép cuộn cán nóng không thay đổi. Giá thép không gỉ tăng 0,4%.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc giảm 0,4% trong khi giá than cốc giảm 1,3%.

Các thông tin khác:

Quặng sắt: Sản lượng quặng sắt toàn cầu trong năm 2020 sẽ giảm 1,2% so với năm 2019 xuống 2,23 tỉ tấn, trong khi tiêu thụ quặng sắt toàn cầu ước tính đạt 2,03 tỉ tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết xấu, tạm ngừng đấu giá và đóng cửa các mỏ khai thác do đại dịch bùng phát.

Trong khi tiêu thụ giảm chủ yếu do trì hoãn các dự án theo kế hoạch trong ngành xây dựng và nhu cầu trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu suy giảm. 

Nguồn tin: vinanet.vn

ĐỌC THÊM