Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TT sắt thép thế giới ngày 7/1/2019: Giá tại Trung Quốc tăng

 Triển vọng kinh tế được cải thiện thúc đẩy thị trường thép. Dự trữ thép của các thương nhân  tăng tuần thứ 2 liên tiếp.

 

Giá thép và quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc ngày  7/1/2019 tăng, được hậu thuẫn bởi chính sách nới lỏng của ngân hàng trung ương và kỳ vọng các cuộc đàm phán có thể giúp chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết, sẽ cắt giảm lượng tiền mặt mà ngân hàng nắm giữ lần thứ 5 trong 1 năm, giải phóng 116 tỉ USD cho vay mới, giảm nguy cơ suy thoái kinh tế.

Mỹ sẽ họp với đối tác  của họ tại Bắc Kinh trong tuần này, cuộc đối thoại trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi 2 nước thỏa thuận “đình chiến” thương mại trong vòng 90 ngày trong tháng 12/2018.

Nhà phân tích thuộc Huatai Futures cho biết: “Thị trường đang cải thiện kỳ vọng về tình hình kinh tế vĩ mô trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực ổn định nền kinh tế”.

Trong khi đó, Baoshan Iron & Steel Co 600019.SS, công ty thép niêm yết lớn nhất tại Trung Quốc cho biết, sẽ nâng giá một số sản phẩm thép trong tháng 3/2019 thêm 50 CNY (7,3 USD)/tấn.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 1,2% lên 3.500 CNY/tấn, trong phiên có lúc đạt 3.517 CNY/tấn.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cảnh báo nhu cầu mùa thấp điểm suy giảm. Dự trữ sản phẩm thép của các thương nhân Trung Quốc tăng tuần thứ 2 liên tiếp trong tuần đến ngày 4/1/2019, tăng 416.000 tấn so với tuần trước đó lên 8,38 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết. Dự trữ thanh cốt thép tăng 6,4% lên 3,35 triệu tấn và dự trữ thép cuộn cán nóng tăng 1,5% lên 1,8 triệu tấn.

Các công trường xây dựng khu vực phía bắc Trung Quốc thường ngừng hoạt động trong mùa đông do điều kiện thời tiết băng giá.

Các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc, cũng như chờ đợi các biện pháp kích thích tiềm năng hơn nữa từ Bắc Kinh  có thể giảm áp lực đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,3% lên 507 CNY/tấn.

Giá than luyện cốc kỳ hạn tăng 0,7% lên 1.185,5 CNY/tấn, trong khi giá than cốc kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 1,1% lên 1.956,6 CNY/tấn.

Các thông tin khác:

Thanh cốt thép, thép phế liệu và thép thương phẩm: Feng Hsin Steel Co., Ltd., một trong những nhà máy thép lò điện lớn tại Đài Loan (TQ) cho biết, sẽ giảm giá mua thép phế liệu thêm 400 NTD/tấn trong tuần này, và giữ giá thanh cốt thép và thép thương phẩm không thay đổi trong tuần này.
Theo đó, giá thanh cốt thép không thay đổi ở mức 16.900 NTD/tấn, thép thương phẩm ở mức 21.100 NTD/tấn, giá mua thép phế liệu ở mức 8.100-9.000 NTD/tấn.
Thép thương phẩm: E-Sheng Steel Co., Ltd. (ESS), một trong những nhà sản xuất thép thương phẩm tại Đài Loan cho biết, sẽ giữ giá thép thương phẩm không thay đổi trong tuần này, do giá nguyên liệu duy trì vững. Giá mới phù hợp với kỳ vọng thị trường. Bởi vậy, dự kiến giá thỏa thuận thép thương phẩm sẽ duy trì vững nếu giá nguyên liệu không tăng.
Giá thép thanh góc kích thước nhỏ của E-Sheng ở mức 19.900-20.900 NTD/tấn, thép thanh chuỗi ở mức 19.900 NTD/tấn, thép thanh phẳng 38*4.5mm ở mức 20.300-22.200 NTD/tấn, một số loại thép thanh phẳng ở mức 19.800 NTD/tấn.
Nhu cầu thị trường nội địa Đài Loan duy trì yếu. Ngoài ra, không có sự thay đổi trong thỏa thuận giá. Bởi vậy, các nhà máy thép thương phẩm sẽ giữ giá không thay đổi trong tuần này.
Thép: Chung Hung Steel Corporation, một trong những nhà sản xuất thép tại Đài Loan cho biết, giá thép cán nóng, cán nguội và thép mạ kẽm thị trường trong và ngoài nước trong tháng 1/2019.
Hiện tại, China Steel Corporation (CSC) Đài Loan đưa ra nhiều mức giá đối với các sản phẩm thép cán nóng và cán nguội. Bởi vậy, Chung Hung quyết định sắt cắt giảm giá thép cuộn cán nóng thêm 300 NTD/tấn, thép cuộn cán nguội thêm 400 NTD/tấn và thép cuộn mạ kẽm thêm 300 NTD/tấn.
Ngoài ra, công ty này cắt giảm 20 USD/tấn đối với thị trường xuất khẩu (phụ thuộc và khu vực). Giá hiện tại đã ở mức thấp nhất.

Số liệu đưa ra bởi Viện Sắt và Thép Đông Nam Á (SEAISI), tiêu thụ thép của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong nửa đầu năm 2018 đạt 36,01 triệu tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong khi đó, sản lượng thép tăng 15,4% lên 18,6 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu đạt 6,4 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2017, nhập khẩu giảm 3% so với cùng kỳ năm 2017 xuống 23,82 triệu tấn.

Thép cán nóng: Hiện tại, các nhà máy thép cán nóng Hàn Quốc vẫn tăng giá trong tháng 12/2018, bao gồm POSCO, Hyundai Steel và các nhà máy thép khác. Mặc dù,
thị trường trong và ngoài nước vẫn rất khắc nghiệt, các nhà máy thép trong nước đã cân nhắc chi phí sản xuất tăng kể từ quý 4/2018, và không có xu hướng giảm giá. Điều này khiến các đại lý thép cán nóng Hàn Quốc chịu áp lực giảm giá. Các đại lý có liên quan
Nếu giá giảm, giá thị trường sẽ giảm hơn nữa và nhanh hơn. Mặt khác, nhu cầu thị trường hiện tại chậm chạp, và các nhà cung cấp Trung Quốc liên tục bán với mức giá thấp.
Kể từ tháng 10/2018, khoảng cách giá giảm đáng kể, khiến các đại lý thép cán nóng của Hàn Quốc chịu áp lực giảm giá. Các đại lý có liên quan không lạc quan về nhu cầu trong năm tới. Trong ngắn hạn, các nhà máy thép Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn về doanh số. Đặc biệt, một số đại lý đã gặp khó khăn về vòng quay vốn, và tiếp tục bán dự trữ, dẫn đến thị trường biến động.
Các nhà sản xuất lớn như công nghiệp ô tô, công nghiệp xây dựng và công nghiệp thiết bị gia dụng Hàn Quốc, nhu cầu đối với thép cán nóng suy yếu và những người tham gia thị trường cho biết, khối lượng giao dịch thép cán nóng giảm khoảng 10-20%.
Thép ống: Thống kê từ Hiệp hội Sắt và Thép Hàn Quốc (KOSA), xuất khẩu thép ống của Hàn Quốc trong tháng 11/2018 đạt 185.000 tấn, giảm đáng kể 29,5% so với cùng tháng năm ngoái, do chính sách thuế của Mỹ. Ngoài ra, một phần xuất khẩu trong tháng 11/2018 bao gồm hạn ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong năm tới, điều này cho thấy rằng, xuất khẩu thép ống vẫn suy yếu.
Trong số đó, xuất khẩu thép ống dẫn dầu (OCTG) và thép ống giảm 31,5% và 67,3% theo thứ tự lần lượt. Hầu hết xuất khẩu thép ống trong tháng 11/2018 đều giảm so với cùng tháng năm ngoái. Duy chỉ xuất khẩu thép ống ERW tăng 19,9% so với cùng tháng năm ngoái.
Thép không gỉ cán nguội: Thống kê của Hiệp hội Sắt và Thép Hàn Quốc (KOSA), xuất khẩu thép không gỉ cán nguội của Hàn Quốc trong tháng 11/2018 đạt 46.000 tấn, giảm 1,7% so với tháng trước đó.
 
Trong số đó, xuất khẩu thép dải rộng cán nguội không gỉ đạt 34.000 tấn, giảm 0,5% so với tháng trước đó, thép dải hẹp cán nguội không gỉ đạt 10.000 tấn, giảm 4,3% so với tháng trước đó, thép tấm cán nguội không gỉ đạt 1.300 tấn, giảm 9,9% so với tháng trước đó.
Xuất khẩu thép dải rộng cán nguội không gỉ trong tháng 11/2018 loại 300 đạt 19.000 tấn. Trong số đó, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 6.500 tấn, Việt Nam đạt 3.300 tấn, Italia đạt 1.600 tấn, loại 400 và các loại khác đạt 15.000 tấn. Trong số đó, xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á đạt 2.300 tấn.

Thép không gỉ: Thống kê từ Liên đoàn Sắt và Thép Nhật Bản (JISF), xuất khẩu thép không gỉ của nước này trong tháng 11/2018 đạt 85.000 tấn, giảm 2,9% so với tháng 10/2018.

Trong số đó, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 0,4% so với tháng trước đó, sang Hàn Quốc tăng 0,6% nhưng sang Đài Loan (TQ) giảm 29,3%, sang Mỹ tăng 68,3%, sang Thái Lan tăng 5,9% so với tháng trước đó.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thép đặc biệt của Nhật Bản (không bao gồm thép không gỉ) đạt 560.000 tấn, giảm 9,1% so với tháng trước đó, thép đặc biệt (bao gồm thép không gỉ) đạt tổng cộng 646.000 tấn, giảm 8,3% so với tháng trước đó.

Thép phế liệu: Thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 11/2018, nước này xuất khẩu khoảng 500.000 tấn thép phế liệu, giảm 27% so với tháng 11/2017, giảm 13,6% so với tháng 10/2018, chạm mức thấp mới kể từ tháng 9/2015.

Trong số đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 260.000 tấn, giảm 17,2% so với tháng 11/2017, sang Việt Nam đạt 110.000 tấn, giảm 25,4% so với tháng 11/2017, sang Trung Quốc đạt 90.000 tấn, giảm 47,7% so với tháng 11/2017.

Trong 11 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản đạt 6,7  triệu tấn, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2017. Dự kiến xuất khẩu năm 2018 đạt 7,3 triệu tấn, xuất khẩu trung bình tháng đạt  610.000 tấn.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM