Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 8/7/2019 tăng sau khi giảm mạnh vào cuối tuần trước, ngay cả khi dự trữ nguyên liệu sản xuất thép tại các cảng của Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong 3 tháng.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 408,81 điểm hôm 5/7/2019, giảm 2,93% tương đương 12,33 điểm so với chỉ số trước đó hôm 4/7/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 342 điểm, không thay đổi so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 421,44 điểm, giảm 3,36% tương đương 14,66 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt giảm từ mức cao nhất hơn 5 năm vào cuối tuần trước sau thông tin cho rằng, các công ty thép hàng đầu Trung Quốc đặt câu hỏi liệu “các yếu tố phi thị trường” đã đẩy giá quặng sắt tăng và kêu gọi chính phủ duy trì sự ổn định thị trường.
Các công ty chiếm 30% tổng sản lượng thép Trung Quốc bao gồm China Baowu Group, HBIS Group, Jiangsu Shagang Group JSSGG.UL và Ansteel Group đã thành lập 1 nhóm để xem xét việc định giá quặng sắt và làm việc với sàn giao dịch.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên tăng 0,7% lên 850,5 CNY (123,39 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính đến nay giá quặng sắt vẫn giảm gần 7% từ mức cao kỷ lục 911,5 CNY/tấn trong tháng 3/7/2019.
Cả giá quặng sắt giao ngay và kỳ hạn đều tăng đã làm tăng thêm mối lo ngại các nhà sản xuất thép đối mặt với khả năng nhu cầu suy giảm khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu, bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 4,1% xuống 117,5 USD/tấn sau thông tin cho rằng, giám đốc điều hành từ 8 nhà máy thép lớn nhất Trung Quốc đã tập trung vào ngày 27/6 để thảo luận về việc tăng giá.
Công ty tư vấn SteelHome cho biết, giá quặng sắt giao ngay tăng lên mức cao 126,5 USD/tấn hôm 3/7/2019, cao nhất trong khoảng 5,5 năm, tính từ đầu năm đến nay giá quặng sắt tăng 71%.
Các nhà phân tích cho rằng, giá quặng sắt giao ngay và kỳ hạn tăng chủ yếu do lo ngại về nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh xuất khẩu từ các nhà sản xuất hàng đầu Australia và Brazil suy giảm.
Quặng sắt dự trữ tại các cảng của Trung Quốc tăng lên 115,6 triệu tấn tính đến ngày 5/7/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết, tăng so với 115,25 triệu tấn tuần trước, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,2% xuống 4.007 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng được sử dụng trong sản xuất ô tô và thiết bị gia dụng giảm 0,2% xuống 3.870 CNY/tấn.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác diễn biến trái chiều, với giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 1.374,5 CNY/tấn, giá than cốc giảm 1% xuống 2.125 CNY/tấn.
Chứng khoán châu Á giảm trong ngày thứ hai (8/7/2019), do các nhà đầu tư đặt cược vào chính sách nới lỏng hơn tại Mỹ, trong khi đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ chạm mức thấp nhất gần 2 tuần sau khi Tổng thống nước này bãi nhiệm thống đốc ngân hàng trung ương vào cuối tuần qua.
Các thông tin khác:
Phế liệu nickel: Thống kê cho biết, xuất khẩu phế liệu nickel của Mỹ trong tháng 5/2019 đạt 2.600 tấn, giảm 1,1% so với tháng 4/2019, trong khi giá xuất khẩu trung bình tăng 3,8% so với tháng 4/2019.
Trong số đó, xuất khẩu sang Australia, Nhật Bản và Canada tăng so với tháng 4/2019, trong khi sang Ấn Độ và Thụy Điển giảm so với tháng 4/2019. Giá xuất khẩu trung bình tăng do giá nickel tại London tăng và giá xuất khẩu tại Canada và Nhật Bản tăng.
Thép thô: Thống kê từ Alacero, Viện Sắt và Thép Mỹ La tinh cho biết, sản lượng thép thô tại Mỹ La tinh trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 25,6 triệu tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, sản lượng thép thành phẩm tại Mỹ La tinh đạt 21 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Thép thành phẩm chủ yếu được sản xuất bởi Brazil đạt 9,4 triệu tấn, chiếm 45% trong tổng số và Mexico đạt 7,3 triệu tấn, chiếm 35% trong tổng số.
Nguồn tin: Vinanet