Giá thanh cốt thép tại Thượng Hải tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Giá quặng sắt tăng do lo ngại nguồn cung.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 373,22 điểm hôm 7/7/2020, tăng 1,04% tương đương 5,15 điểm so với chỉ số trước đó hôm 6/7/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 345,76 điểm, giảm 0,03% tương đương 0,11 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 378,42 điểm, tăng 1,65% tương đương 6,15 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá thép tại Trung Quốc ngày 8/7/2020 tăng do lạc quan về triển vọng nhu càu tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, trong khi tồn trữ thép thị trường nội địa giảm cũng hỗ trợ giá.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 1,8% lên 3.701 CNY (527,29 USD)/tấn và tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,9% lên 3.695 CNY/tấn, trong khi giá thép không gỉ tăng 2% lên 13.680 CNY/tấn.
Giá thép duy trì vững mặc dù nhu cầu mùa vụ suy yếu, cụ thể thanh cốt thép do lũ lụt tại khu vực phía nam Trung Quốc và mưa lớn trên toàn quốc làm chậm hoạt động xây dựng.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc và dòng vốn nước ngoài trong mấy ngày gần đây tăng, đẩy cổ phiếu blue-chip tăng lên mức cao nhất hơn 5 năm.
Những người tham gia thị trường cho rằng tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong nửa cuối năm nay và sự gián đoạn thời tiết trong ngắn hạn sẽ bù đắp sau đó.
Tồn trữ thép tại Trung Quốc vẫn ở mức thấp. Tồn trữ thanh cốt thép và thép cuộn cán nóng giảm hơn 40% trong năm nay, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 3% và tăng 2,8% trên sàn Singapore, giá thép kỳ hạn tăng mạnh và lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt kéo dài đã hỗ trợ giá.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay ở mức 104 USD/tấn, công ty SteelHome cho biết.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 1,1% và giá than cốc tăng 2%.
Các thông tin khác:
Thép thô: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), trong tuần kết thúc ngày 4/7/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 1,27 triệu tấn, tăng 2,3% so với tuần trước đó trong khi giảm 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 56,6%, tăng 1,2% so với tuần trước đó song giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến tuần kết thúc ngày 4/7/2020, sản lượng thép thô của Mỹ đạt 40,6 triệu tấn, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng đạt 67%, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép HRC: Thống kê từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của nước này trong quý 1/2020 tăng so với cùng kỳ năm ngoái lên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, con số trong tháng 5/2020 giảm tháng thứ 2 liên tiếp do đại dịch Covid-19 tác động đến nhu cầu nội địa đạt 248.000 tấn.
Trong đó, xuất khẩu từ Hàn Quốc trong tháng 5/2020 tăng đáng kể, đạt 39.000 tấn so với mức 0 trong tháng 5/2019.
Thép phế liệu: Xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản trong tháng 5/2020 đạt 687.000 tấn, tăng 32,4% so với tháng 5/2019.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản xuất khẩu 4 triệu tấn thép phế liệu, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự gia tăng xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2020 do nhu cầu từ Việt Nam, Đài Loan (TQ) và Bangladesh tăng.
Thép: Chính phủ Indonesia tăng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thêm 10,2% trong năm 2020, dẫn đầu tiêu thụ 3 triệu tấn thép nội địa. Dự kiến tiêu thụ thép năm 2020 sẽ tăng 3,1% lên 16,4 triệu tấn so với 15,9 triệu tấn năm 2019 và sẽ đạt 17 triệu tấn năm 2021. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Indonesia là điểm sáng trong khu vực ASEAN. Trong năm 2019, nhu cầu thép nội địa tăng 5%, sản lượng và nhập khẩu thép tăng 9% và 10,5% so với năm 2018 theo thứ tự lần lượt. Triển vọng nhu cầu thép năm 2020 vẫn tích cực.
Nguồn tin: vinanet.vn