Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tự thân doanh nghiệp chưa đủ

 
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm tới hơn 90% trong tổng số 350.000 doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài tạo ra giá trị GDP lớn cho nền kinh tế, các DNVVN góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm cho xã hội
 
Tuy nhiên, cách đây vài tháng, lạm phát ở mức cao nên lãi suất ngân hàng tăng cao, giá dầu thô, phôi thép, phân bón... đều tăng mạnh đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Tại diễn đàn “Doanh nghiệp-Ngân hàng-Chứng khoán, cùng tháo gỡ khó khăn” tổ chức ngày 3-10, các chuyên gia đã đưa ra con số, khoảng 20% DNVVN đang hết sức khó khăn bị phá sản hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản. Theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNVVN, gần một nửa của 20% doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc chuyển hướng, số còn lại bị tác động mạnh của lạm phát và nếu có chính sách tốt mới có thể cải thiện được hoạt động của doanh nghiệp.
 
Ngày 9-10 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo với chủ đề “Khủng khoảng tài chính Mỹ và những thách thức mới của nền kinh tế Việt Nam”. Chuyên gia Trần Sỹ Chương, người sống và làm việc nhiều năm ở Mỹ, hiện là Giám đốc Tư vấn chiến lược doanh nghiệp Công ty Le & Associations cho rằng, phải tích cực tăng cung để đẩy cầu, nếu không đến một lúc nào đó có kích mấy cũng không thể cung nổi và cầu cũng chết theo. “Cung” mà chuyên gia Trần Sỹ Chương đề cập tức là phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giữ được nhịp độ sản xuất cho dù lạm phát vẫn còn. Song tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Chương trình nghiên cứu giảng dạy kinh tế Funlbright tại Việt Nam, mặc dù lãi suất cho vay của các ngân hàng có giảm nhưng nhiều doanh nghiệp tư nhân đi vay vẫn vô cùng khó khăn, điều này dẫn đến động lực sản xuất, xuất khẩu, tạo việc làm sẽ giảm.
 
Nếu chúng ta không giải quyết được lạm phát sẽ không có cơ sở để tiếp tục giảm lãi suất vay ngân hàng, điều này làm chùn ý chí đầu tư của doanh nghiệp. Thắt chặt tiền tệ là cần thiết nhưng nếu thắt chặt thiếu chọn lọc cũng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp. DNVVN muốn tồn tại và tiếp tục phát triển trong tình hình hiện nay thì ngoài nỗ lực tự thân và sự khôn ngoan thì còn phụ thuộc vào chính sách. Chỉ có chính sách đúng và kịp thời mới giúp doanh nghiệp vượt qua được khó khăn hiện nay.
 

(Hà Nội Mới)

ĐỌC THÊM