Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Từ tình hình xuất nhập khẩu nhìn lại ngành thép Trung Quốc (Kỳ 1)

Trong năm 2009 vừa qua, ngành thép Trung Quốc chịu khá nhiều tác động tốt lẫn xấu do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép thế giới giảm khá mạnh; cộng thêm các chính sách bảo hộ kinh tế của một số khách hàng lớn của Trung Quốc như Mỹ và Châu Âu v.v.

Với ảnh hưởng của những yếu tố trên, sau khi tổng kết lại, ngành thép Trung Quốc đạt được những kết quả như sau: sản lượng thép thô tăng trưởng 13.5%, kim ngạch xuất khẩu giảm 58.5%, nhập khẩu tăng 14.6%.

Từ nền tảng năm cũ, Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng trong năm 2010 này, ngành thép sẽ tăng trưởng và ổn định trở lại do hiệu ứng khá tốt của kinh tế thế giới. Điểm qua hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua có thể nhận thấy những tín hiệu vui và buồn của quốc gia tiêu thụ và sản xuất thép lớn nhất thế giới này.


Biểu đồ 1: Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm của Trung Quốc.

Đơn vị: vạn tấn

Nguồn: Hải quan Trung Quốc.


Tín hiệu lạc quan thứ nhất: Không còn phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, nhu cầu trong nước liên tục tăng.

Từ khi bước vào thế kỷ 21, ngành thép Trung Quốc liên tục tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng được duy trì đều đặn từ năm 2001 đến 2007, nhưng bên cạnh đó, sự tăng trưởng liên tục này lại gây ra hệ lụy dư thừa sản phẩm - một vấn nạn trong ngành thép Trung Quốc.

Để giải quyết tình trạng này, Trung Quốc buộc phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nên kim ngạch xuất khẩu tăng lũy kế qua nhiều năm. Lượng thép thô xuất khẩu năm 2007 chiếm 11.2% tổng sản lượng. Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2008 đã kéo chỉ số xuất khẩu giảm xuống còn 9.5%.

Nhu cầu thế giới giảm khá trầm trọng khi bước vào ngưỡng năm 2009. Ngành xuất khẩu Trung Quốc không lóe lên một tia khởi sắc nào trong một thời gian dài, nhưng nhu cầu nội địa lại liên tục tăng qua từng quý. Sản lượng thép cho ra thị trường không ngừng tăng nhưng không thể bán ra nước ngoài, chỉ còn cách kích thích tiêu thụ trong nước.

Do đó, gói kích cầu 4,000 tỷ Nhân Dân Tệ đã được chính phủ áp dụng cho sự phát triển ngành thép và đường sắt, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh công nghiệp sản xuất xe hơi, đến nửa cuối năm, thị trường bất động sản cũng đã dần ấm lại.

Sự tác động tổng hợp của các nhân tố kể trên làm cho sức tiêu thụ thép nội địa tăng 24.6% so với năm 2008, lượng sản phẩm tiêu thụ theo thống kê (bao gồm lượng tiêu thụ thực tế và lượng nhập khẩu ròng) đạt 99.5%.

Tín hiệu lạc quan thứ hai: Nhập khẩu thép bán thành phẩm tăng, xuất khẩu giảm

Khi nhắc đến hoạt động sản xuất thép, chúng ta thường liên tưởng đến những nhà máy sản xuất khổng lồ tiêu tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường v.v. Nhưng trong năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã xúc tiến hoạt động cải thiện sản xuất đối với các nhà máy cỡ lớn nhưng vẫn chưa thu được tín hiệu lạc quan nào từ các nhà máy quy mô nhỏ. Chính phủ cũng đã ban hành chính sách đào thải những sản phẩm không đạt chuẩn để giải quyết tình trạng trên chứng tỏ Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất, khâu luyện quặng sắt và luyện gang là tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Như vậy, việc tăng cường nhập khẩu các sản phẩm bán thành phẩm như phôi và thỏi thép được xem như là biện pháp tốt nhất .

Tổng lượng phôi nhập khẩu năm 2009 của Trung Quốc là 4,585,000 tấn, tăng 18.6 lần so với mức 246,000 tấn năm 2008, xuất khẩu 43,000 tấn, giảm 96.7% so với cùng kỳ năm trước. Lượng phôi nhập khẩu ròng năm 2009 đạt 4,542,000 tấn.

Tuy nhiên, đây không phải là tín hiệu tốt đối với sản xuất, nhưng là một bước tiến khá lớn trong việc bảo vệ môi trường.

(Sacom)

ĐỌC THÊM