Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng nêu trên, ngành thép Trung Quốc cũng còn tồn tại nhiều điểm hạn chế.
Thứ nhất: Đa số những sản phẩm thép cuộn cán nguội chất lượng cao đều phải nhập khẩu.
Tổng lượng thép cuộn cán nguội nhập khẩu trong năm 2009 đạt 8.756 triệu tấn (bao gồm thép tấm loại thường, thép băng mỏng khổ rộng, thép băng khổ hẹp, thép mạ kẽm nhúng nón) chiếm 49.6%. Đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng nhập khẩu cao nhất. Trong những năm gần đây, lượng CRC nhập khẩu liên tục tăng. Tính từ năm 2006 đến năm 2008, kim ngạch nhập khẩu đã tăng 50%.
Tính đến cuối năm 2008, sản lượng thép cuộn cán nguội và mạ kẽm nhúng nóng của Trung Quốc tăng khá mạnh, lần lượt là 64.27 và 35.2 triệu tấn. Đến tháng 10 năm 2009, sản lượng đã tăng lên 7.22 và 5.72 triệu tấn, tăng lần lượt 11% và 16%. Dự tính trong năm 2010 này, sản lượng thép cuộn cán nguội và mạ kẽm nhúng nóng sẽ tăng lên khoảng 85.22 và 47.68 triệu tấn. Như vậy, sản lượng thép cuộn cán nguội không ngừng tăng, dần đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Việc không ngừng tăng tốc việc nâng sản lượng nội địa nhưng lại không giảm đi lượng nhập khẩu gây nên một mâu thuẫn khá lớn trong ngành sản xuất này. Hai sản phẩm thép băng mỏng khổ rộng và thép mạ kẽm nhiều lớp chiếm tỷ trọng nhập khẩu nhiều nhất, khoảng 42.88 và 32.84 triệu tấn, tăng 24.3% và 18.6%, trong đó, thép mạ kẽm nhúng nóng chiếm 80.2%.
Thép băng mỏng khổ rộng là loại cuộn cán nguội cao cấp dùng trong ngành sản xuất ô tô, điện gia dụng và một số chi tiết trong kiến trúc. Chỉ có một số ít các nhà máy nhập khẩu loại sản phẩm này là Baosteel, Anben, Wugang, Zhongxintaifu, Taigang.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nhà cung ứng thép cuộn cán nguội khá lớn cho Trung Quốc. Trong năm 2009, tỷ trọng nhập khẩu từ hai nước này tăng 49.3%. Những yêu cầu kỹ thuật về hình dáng và kích thước CRC dùng trong công nghiệp chế tạo ô tô và điện gia dụng khá gắt gao nên muốn đáp ứng yêu cầu đó, Trung Quốc cần phải hiện đại hóa máy móc, tiếp nhận những dây chuyền tiên tiến từ nước ngoài để nâng cao độ tinh xảo của sản phẩm. Ngoài việc chú trọng nâng cao sản lượng, cần phải dành sự quan tâm nhiều hơn cho công tác nghiên cứu.
Thứ hai: Sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc trên thị trường ngày càng giảm sút.
Theo thống kê từ Bộ hải quan Trung Quốc, trong năm 2009, lượng HRC nhập khẩu đã tăng lên. Trong đó, thép cuộn cán nóng loại mỏng và thép băng cán nóng mỏng khổ rộng chiếm 29.57 triệu tấn, chiếm 16.8% tỷ trọng nhập khẩu. Lượng nhập khẩu sản phẩm này chỉ có 600,000 tấn trong năm 2008, chiếm 3.9% tỷ trọng nhập khẩu. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã phát triển được dây chuyền sản xuất HRC chất lượng cao nhưng tại sao Trung Quốc lại phải nhập khẩu khá nhiều sản phẩm này?
HRC nhập khẩu từ các nước CIS chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong năm 2008, hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Công chiếm 92.7%. Nhưng trong năm 2009, lượng hàng nhập từ các nước CIS chiếm nhiều nhất. Nga, Uraina và Kazactan chiếm 31.6%, trong đó, Nga chiếm 19.3%.
Sự chênh lệch trên đã khiến cho sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc giảm đi khá nhiều. Sở dĩ Trung Quốc phải nhập nhiều sản phẩm như trên do giá cả từ nước ngoài rẻ hơn.
Từ khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra, đồng rúp của Nga đã giảm đi khá nhiều (mất giá 21% so với đồng Đô la Mỹ), thời điểm rớt giá cao nhất là giảm 36% so với đồng USD (tháng 2 năm 2009). Đồng Nhân nhân tệ Trung Quốc mất giá cũng làm cho hoạt động xuất khẩu của Nga không mấy thuận lợi. Từ đó, hàng xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc không cạnh tranh lại hàng của CIS.
Song song đó, cuộc khủng hoảng tiền tệ gây khá nhiều thiệt hại cho ngành thép các nước CIS, cụ thể là nhu cầu nội địa sụt giảm mạnh. Do đó, các nước này phải chuyển hướng sang xuất khẩu với mức giá thấp hơn để phần nào cứu vãn tình hình. Mức giá giảm sâu nhất lên đến 120-150 USD/tấn.
Nhật và Hàn cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Trong khi đó, gói kích cầu 4,000 tỷ Nhân dân tệ của Trung Quốc đã có hiệu ứng khá tốt trong việc làm ấm lại nền kinh tế nội địa nên nhu cầu tăng mạnh mẽ. Nước này trở thành quốc gia có giá HRC cao nhất thế giới ở hầu hết tất cả các thời điểm trong năm 2009.
Sự tác động của yếu tố khách quan và chủ quan trên khiến cho các sản phẩm Trung Quốc, đặc biệt là HRC giảm tính cạnh tranh.
(Sacom)