Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Việt Nam áp dụng chống bán phá giá tương đối muộn

Bà Phạm Châu Giang, Trưởng Phòng Điều tra các vụ kiện thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết thông tin này tại Hội thảo “Kết quả và bài học kinh nghiệm nhìn từ vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên tại Việt Nam” tổ chức sáng 18/9 tại Hà Nội.

Theo bà Phạm Châu Giang, mặc dù gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) gần 8 năm, gặp gần 100 vụ kiện phòng vệ thương mại, trong đó phải chịu gần 50 vụ kiện chống bán phá giá Việt Nam mới lần đầu tiên áp dụng công cụ WTO cho phép này. Như vậy là tương đối muộn.

Đó là vụ việc áp thuế chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu đến từ 4 quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.

Việc ban hành quyết định áp thuế chống bán phá, theo bà Giang, sẽ giúp cho các nhà sản xuất trong nước có thể khắc phục được thiệt hại, khôi phục sản xuất. Và tất nhiên cũng sẽ tác động đến các nhà nhập khẩu sử dụng thép này để làm sản phẩm đầu vào và xuất khẩu ra nước ngoài.

Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Tài chính, sau đó Bộ Tài chính đã ra quyết định số 8300. Theo đó, thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng giống như thuế nhập khẩu. Tức là khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa này dùng để gia công chế xuất để xuất khẩu thì sẽ được miễn thuế chống bán phá giá hoặc được hoàn lại trong trường hợp phải nộp thuế chống bán phá giá.

Liên quan đến ảnh hưởng của việc áp thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp nhập khẩu, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cho rằng, một chính sách đưa ra có thể có lợi cho doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng. Việc chúng ta áp thuế chống bán phá giá thép vừa qua sẽ có lợi cho nhà sản xuất thép trong nước nhưng sẽ gây thiệt hại cho nhà nhập khẩu. Điều đó có thể hiểu được bởi lợi ích mỗi ngành nghề đan xen nhau. Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc áp thuế sẽ tạo lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng.

“Thực ra thuế chống bán phá giá là công cụ phổ biến mà nhiều nước đã áp dụng. Việt Nam lần đầu tiên áp dụng và tôi cho rằng việc này đáng khích lệ. Khi nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường nước nhà “mở” thì đây là công cụ phòng vệ hữu ích đối với doanh nghiệp trong nước.

Nhiều quan điểm cho rằng, đây là bài học để doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm khi đối mặt với sự cạnh tranh thương mại sắp tới, khi Việt Nam hoàn tất đàm phán các hiệp định đa phương và song phương./.

Nguồn tin: Tổ quốc

ĐỌC THÊM