Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Việt Nam áp thuế chống phá giá thép từ TQ

Từ ngày 5/10/2014, áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.

Trong kết luận đưa ra mức thuế cuối cùng, Bộ Công thương cho biết thép không gỉ nhập khẩu “đã bán phá giá tại thị trường VN”, khiến “ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể”.

Hay nói cách khác, doanh nghiệp thép trong nước đã không thể cạnh tranh được với thép giá rẻ của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.

Áp thuế chống phá giá với thép không gỉ
Áp thuế chống phá giá với thép không gỉ

Với kết luận này, mặt hàng thép không gỉ cán nguội của Trung Quốc đại lục khi nhập vào VN sẽ bị áp thuế chống phá giá từ 4,64-6,87%; tương tự như vậy với Malaysia ở mức 10,71% và Indonesia ở mức 3,07%. Riêng với hàng từ Đài Loan ở mức khá cao từ 13,79-37,29%.

Vụ việc bắt nguồn từ vụ kiện của Công ty TNHH Posco VST và Công ty CP inox Hòa Bình. Hai đơn vị này giữ vai trò nguyên đơn, đã nộp đơn kiện với cáo buộc “sản phẩm nhập khẩu loại 2 đã bán phá giá tại thị trường VN, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước”.

Cty Hòa Bình Inox và Cty Posco VST là hai đơn vị đang chiếm tới 80% thị phần thép inox tại VN. Ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Hòa Bình Inox cho biết, giá thép không gỉ cán nguội nhập nhập khẩu ở 4 nước trên đều thấp hơn giá bán trên thị trường VN, với mức khoảng 25%. Giá thép không gỉ cán nguội của các quốc gia trên giá bán rất cạnh tranh. Do được Chính phủ các nước hỗ trợ rất nhiều, nên giá bán của họ thậm chí ngay trong nội địa cũng dưới giá thành. Hai DN khởi kiện đề nghị áp thuế chống bán giá trung bình là 20% cho các đối thủ ngoại.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dung - ban thư ký hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (Phòng Thương mại và công nghiệp VN) - cho rằng: "Kiện chống phá giá là công cụ mà các doanh nghiệp nghĩ đến khi sản phẩm cùng loại nhập khẩu có dấu hiệu gia tăng số lượng trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành có dấu hiệu suy giảm".

Trong một diễn biến có liên quan, Bộ Công thương cho biết mới nhận được công văn của Hiệp hội Thép VN nêu ý kiến với phương án thuế nhập khẩu của VN khi đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh hải quan: Nga - Belarus - Kazakhstan.

Theo hiệp hội này, trong thời gian tới ngành thép VN sẽ bị cạnh tranh với ngành thép lớn nhất thế giới là Nga, lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong khi đó, ngành thép VN đang trong tình trạng cung vượt xa cầu. Vì thế, ngành thép VN có nguy cơ phá sản nếu hiệp định trên được ký kết khi thuế suất nhập khẩu thép bằng 0%. Do đó, hiệp hội này đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương đàm phán, đưa mặt hàng thép xây dựng VN vào mặt hàng được bảo hộ, có lộ trình.

 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế phân tích, bán phá giá thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế như: người tiêu dùng được lợi vì có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Giá giảm có thể là động lực thúc đẩy ngành sản xuất trong nước tự đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực…

Nguồn tin: Đất việt

ĐỌC THÊM