Bộ Công Thương đã quyết định tiến hành điều tra tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu dựa trên đơn yêu cầu của doanh nghiệp.
Đây là lần thứ 2 Việt Nam sử dụng biện pháp phòng
vệ thương mại với sản phẩm thép. Ảnh internet.
Thông tin này được Cục Quản lý cạhh tranh (Bộ Công Thương) đưa ra ngày 26-12. Đơn vị này cho biết, đã nhận được hồ sơ của 4 công ty Việt Nam yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Bốn công ty này đại diện cho ngành sản xuất thép của Việt Nam gồm Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Việt Ý.
Sản phẩm bị điều tra là phôi thép và thép dài, mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Theo đơn đề nghị, các công ty này chiếm 38,6% tổng sản lượng được sản xuất trong nước, đối với sản phẩm phôi thép, chiếm 34,2% đối với sản phẩm thép dài.
Như vậy, nguyên đơn đã đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ đại diện (25% tổgg sản lượng hàgg hóa tương tự sản xuất trong nước) theo quy địhh tại điều 10, Pháp lệhh 42/2002/PL-UBTVQH10.
Trong hồ sơ, bên nguyên đơn đề nghị Bộ Công Thương áp mức thuế tự vệ tạm thời 45% đối với phôi thép và 33% đối với sản phẩm thép dài sản xuất từ phôi thép nhập khẩu không phân biệt nước xuất khẩu trong thời gian 200 ngày để tháo gỡ khó khăn cho nguyên đơn và đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm phôi thép và thép dài sản xuất trong nước.
Theo thông tin do bên nộp hồ sơ cung cấp, lượng phôi thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam tăng nhanh vào năm 2014 và 2015. Lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 trên 588.000 tấn, và ước tính trong năm 2015 là trên 1,5 triệu tấn. Lượng thép dài nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 đạt gần 830.000 tấn, và năm 2015 ước đạt trên 1,2 triệu tấn.
Lượng bán hàng nội địa sản phẩm phôi thép của ngành sản xuất trong nước tăng từ 5-10% trong năm 2015, trong khi lượng hàng hoá nhập khẩu tăng từ 150 đến 160% trong cùng kỳ. Các doanh nghiệp nộp hồ sơ cho rằng điều này đã làm suy giảm nghiêm trọng thị phần của ngành sản xuất phôi thép trong nước, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, lợi nhuận,….
Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, theo quy định tại điều 18 của Pháp lệnh Tự vệ, thời hạn điều tra không quá 6 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 2 tháng tiếp theo.
Theo quy định tại điều 20 của Pháp lệnh Tự vệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành các biện pháp tự vệ gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Như vậy, đây là lần thứ 2 Việt Nam sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép nhập khẩu, cũng là lần thứ 2 Việt Nam điều tra tự vệ với sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam (trước đó là mặt hang dầu thực vật).
Trước đó, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia vào tháng 9-2014.
Nguồn tin: Hải quan