Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Việt Nam gia nhập TPP, những lĩnh vực sau sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực

Thủy sản, thép, gỗ, dược phẩm, đầu tư công... là những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn từ TPP.

Theo ước tính của CTCP Chứng khoán TPHCM (HSC), có khoảng 18.000 - 20.000 sản phẩm sẽ được giảm thuế trong thập kỷ tới dưới tác động trực tiếp của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một số sản phẩm trong số này sẽ được giảm thuế ngay sau khi TPP có hiệu lực. Một số khác sẽ được giảm thuế theo lộ trình.

Các chuyên gia đều đánh giá Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất trong nhóm 12 nước ký kết TPP. Nhưng, không phải ngành nào của Việt Nam cũng được hưởng tác động tích cực từ hiệp định mang tính lịch sử này.

Theo HSC, những ngành sau sẽ chịu tác động lớn từ TPP:

Ngành dệt may – ảnh hưởng lớn

 

Nhiều loại thuế liên quan đến dệt may sẽ được bỏ hoàn toàn; trong đó thuế đối với một số sản phẩm nhạy cảm sẽ được loại bỏ dần theo lộ trình dài hơi hơn theo sự thống nhất của các bên.

Tại thị trường Mỹ, theo VITAS và AmCham, thuế của Mỹ đánh vào hàng dệt may của Việt Nam là từ 5-25%; thuế suất bình quân là 17%.

Về phía Nhật Bản, Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) với Nhật Bản vào 2010. Do đó thuế đối với hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản đã được đưa về 0% từ trước.

Đứng từ góc độ của Việt Nam, một điểm mấu chốt khác là quy định xuất xứ sẽ buộc Việt Nam phải dùng vải và sợi từ các nước thuộc TPP. Điều này là nhằm phát huy các chuỗi giá trị và đầu tư trong nội bộ khối TPP. Quy định này cũng được biết đến là quy định “từ sợi trở đi”.

TPP đưa ra một hệ thống các quy định về xuất xứ để xác định một mặt hàng có đảm bảo quy định xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế theo TPP hay không. Những quy định này sẽ căn cứ theo các sản phẩm cụ thể.

Những mặt hàng ngoại lệ trong quy tắc “từ sợi trở đi” sẽ được lập “danh sách nguồn cung thiếu hụt”: Việt Nam đang lập danh sách này và hiện vẫn chưa hoàn tất.

Thủy sản – tác động tích cực vừa

 

Thủy sản nhận được ít lợi ích từ TPP hơn sự mong đợi của thị trường.

Từ trước đến nay cá tra không chịu thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ nên không có tác động nào. Cá tra cũng không xuất nhiều sang Nhật Bản nên việc giảm thuế cũng không có mấy tác dụng. Tuy nhiên thuế nhập khẩu sẽ được giảm ở các thị trường nhỏ hơn như Australia, Singapore và Mexico. Và dĩ nhiên là lối vào các thị trường này sẽ rộng mở hơn.

Cơ sở hạ tầng và logistics - ảnh hưởng lớn trong thời gian dài

 

Việc tăng vốn đầu tư trực tiếp từ các nhà sản xuất trong khu vực sẽ làm tăng nhu cầu về cơ sở hạ tầng chẳng hạn như dịch vụ tiện ích; nước; đường xá… Cơ chế PPP (hình thức đối tác công – tư) mới đã tạo ra làn sóng đầu tư tư nhân vào các dự án BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) và xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong trung hạn.

Nhu cầu đối với cảng và khu công nghiệp sẽ tăng lên do các chuỗi giá trị chuyển sang Việt Nam làm tăng lưu lượng hàng hóa. Xu hướng này có thể mất vài năm để tạo đà nhưng sẽ duy trì trong một thời gian dài.

Sản phẩm thép và gỗ - ảnh hưởng nhẹ trong thời gian dài

 

Sản phẩm thép – hiện không xuất khẩu nhiều sang các thị trường lớn bên ngoài ASEAN. Do vậy việc miễn giảm thuế không tác động nhiều. Tuy nhiên điều này có thể mở ra cơ hội khai thác thị trường trong tương lai.

Xuất khẩu sang các nước vành đai Thái Bình Dương như Chile và Mexico theo đó có thể tăng mạnh.

Những động thái áp thuế chống bán phá giá gần đây đối với thép của Việt Nam tại nhiều nước ASEAN cho thấy các sản phẩm thép của Việt Nam là khá cạnh tranh về giá.

Quy định nước xuất xứ đối với các sản phẩm sản xuất từ HRC sẽ dễ được đáp ứng hơn nhờ nhà máy mới của Formosa (sẽ sản xuất HRC đầu tiên tại Việt Nam).

Sản phẩm gỗ có chịu thuế là 2,5-5% tại thị trường Mỹ tùy từng sản phẩm và kích cỡ sản phẩm khác nhau. Đối với thị trường Nhật mức thuế là dưới 5%. Mức thuế sẽ được giảm khá nhanh về 0% theo như chúng tôi biết.

Nguồn tin: Cafebiz

ĐỌC THÊM