Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Việt Nam làm gì để đối phó với "chu kỳ khủng hoảng" kinh tế?

 Dù chưa rõ ràng nhưng ngảy cả đại diện Chính phủ và WB đang cũng đang lo ngại về về một "chu kỳ khủng khoảng" của nền kinh tế. Vậy các Việt Nam cần làm gì để đối diện với thách thức đó?

Tại một Hội thảo mới đây, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc đến nỗi lo ngại về chu kỳ "khủng hoảng 10 năm" khi nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở rất lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 193% GDP năm 2017, bởi vậy mà Phó Thủ tướng đánh giá Việt Nam dễ chịu tác động của các bất ổn của thế giới.

Điều này dường như đồng quan điểm với Ngân hàng thế giới (WB) khi báo cáo "Triển vọng kinh tế toàn cầu" mà tổ chức này công bố đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,8% trong năm nay, tuy nhiên lại có xu hướng giảm trong 2 năm tiếp theo.


WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống mức 6,5% năm 2020.

Phục hồi các hoạt động xuất khẩu

Theo đó, WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,8% trong năm nay, tăng 0,3 điểm phần trăm so với con số được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 4/2018. Đồng thời, Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm nay, sau Campuchia (6,9%).

Dự báo được đưa ra giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế quý đầu tiên trong năm nay của Việt Nam đạt 7,38%, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 cũng đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong gần một thập kỷ. Trong khi đó, mục tiêu Quốc hội đề ra là mức tăng trưởng 6,7-6,8% trong năm nay.

Lý giải về mức dự báo lạc quan tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2018, WB đặc biệt nhấn mạnh sự phục hồi mạnh trong các hoạt động xuất khẩu sau 2 năm suy yếu sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018.

Không riêng Việt Nam, WB cho rằng, trong năm 2018 điều kiện kinh tế tại hầu hết các nước đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương đều thuận lợi, trong đó bao gồm các yếu tố như thương mại toàn cầu tăng trưởng mạnh, chi phí vay vốn không quá cao, dòng vốn chảy vào các nước này vẫn duy trì.

Tăng trưởng các nước trong khu vực mạnh, xuất khẩu tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Tiêu dùng cá nhân tăng mạnh nhờ niềm tin người tiêu dùng tăng và thu nhập hộ gia đình được nâng cao trong khi lạm phát vẫn ở mức vừa phải. Chi đầu tư các nước trong khu vực cũng tăng mạnh.

Tháng trước, hãng xếp hạng quốc tế Fitch cũng đưa ra nhận định Việt Nam có thể tăng trưởng 6,7% trong năm nay, nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ, ngành sản xuất tiếp tục mở rộng và gia tăng tiêu dùng cá nhân. Fitch cũng nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, từ BB- lên BB với đánh giá triển vọng ổn định.

Tín dụng tăng trưởng nhanh và thâm hụt ngân sách

Tuy nhiên, theo WB, Việt Nam là nước nhập khẩu nguyên vật liệu. Năng lực đã được khai thác ở mức cao nên khả năng tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn bị hạn chế phần nào.

Cùng với đó, World Bank cũng đưa ra khuyến cáo về những rủi ro tiêu cực mà Việt Nam cũng như các nước trong khu vực phải đối mặt. Cụ thể, xu thế bảo hộ tăng lên tại một số nền kinh tế lớn sẽ tạo bất ổn cho quan hệ thương mại trong tương lai. Các nền kinh tế phát triển áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại sẽ làm cho các nền kinh tế mở trong khu vực bị tác động mạnh nhất.

Đặc biệt, WB nhận định, Việt Nam đang đối diện với một nền tài chính dễ tổn thương khi tín dụng tiếp tục tăng trưởng nhanh và thâm hụt ngân sách lớn.

Vì vậy mà đơn vị này dự báo tăng trưởng cho các năm 2019 và 2020 có xu hướng giảm, mức lần lượt là 6,6% và 6,5%.

Trước đó, ông Sudhir Shetty, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB đánh giá, năm 2018, vấn đề tăng hàng rào thuế quan đối với nhiều mặt hàng trong quan hệ Mỹ - Trung thời gian gần đây cũng là điều không thể tránh khỏi khi Việt Nam là một trong những mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu dựa nhiều vào xuất khẩu.

Có cùng nhận định về tăng trưởng có xu hướng giảm với WB, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây cũng cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt 7,1% trong năm nay và sẽ giảm xuống 6,8% trong năm tới.

Nhằm xử lý viễn cảnh tăng trưởng chững lại trong trung hạn, WB kiến nghị nên nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn thông qua một loạt các biện pháp như cải thiện chi tiêu công và đầu tư hạ tầng, tăng cường chiều sâu hội nhập và cải thiện về tạo thuận lợi thương mại cải cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để ứng phó với nguy cơ vẫn tiếp diễn với hệ thống thương mại toàn cầu, WB cho rằng cần tăng cường chiều sâu hội nhập và tạo thuận lợi thương mại, thông qua các cơ chế như Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Sáng kiến Một vành đai & Một con đường.

Nếu được thực hiện tốt, các sáng kiến này được đánh giá sẽ trở nên quan trọng hơn trong việc đối phó với các thách thức mới phát sinh về tự động hóa và công nghệ tiết kiệm lao động, làm mờ đi ranh giới giữa sản xuất và dịch vụ.

Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp

ĐỌC THÊM