Theo bầu chọn của Tạp chí Fairplay cuối năm 2007, Việt Nam đã lọt vào top 5 cường quốc đóng tàu thế giới. Đây là một bước tiến vượt bậc, đánh dấu sự trưởng thành nhanh chóng và khẳng định uy tín của ngành đóng tàu Việt Nam trên trường quốc tế.
|
Tàu 53.000 tấn, sản phẩm tạo đột biến cho ngành đóng tàu VN đang được hoàn thiện tại Cty đóng tàu Hạ Long Ảnh: Anh Tôn |
Ngành đóng tàu Việt Nam sở dĩ được đứng trong hàng ngũ những nhà đóng tàu hàng đầu thế giới là nhờ vào rất nhiều yếu tố như đội ngũ công nhân trẻ, năng động, nhiệt tình và có tay nghề kỹ thuật cao; ứng dụng công nghệ thông tin và những công nghệ đóng tàu hiện đại của thế giới; đầu tư theo chiều sâu cả về công nghệ lẫn yếu tố con người đồng thời có những chiến lược phát triển hợp lí.
Đạt được danh hiệu và vị trí đó đã hết sức khó khăn nhưng để duy trì được vị trí này và đưa Việt Nam trở thành nước chế tạo tàu biển thực thụ, không chỉ dừng lại ở việc gia công thì còn khó khăn hơn.
Với quyết tâm đưa ngành đóng tàu Việt Nam trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới, Vinashin đã đề ra mục tiêu đến năm 2015, tỉ lệ nội địa hoá của các tàu đóng mới của Việt Nam đạt 65%.
Từ năm 2006, Vinashin đã triển khai xây dựng Nhà máy cán thép tấm có công suất 500.000 tấn/năm ở Cái Lân và dự kiến quý III/2008 sẽ đi vào hoạt động. Tháng 12/2007, Vinashin đã mua cổ phần của Cty Thép Cửu Long – Vinashin để sản xuất thép tấm cán phục vụ cho việc đóng tàu.
Trong quý IV năm nay, Vinashin sẽ cho ra đời chiếc máy chính tàu thuỷ mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” đầu tiên sản xuất trên dây chuyền của Cty Diesel Bạch Đằng. Hiện nay Vinashin đang tiếp tục xúc tiến và đàm phán với các nhà sản xuất của Thuỵ Sĩ để chế tạo những dòng máy tàu hiện đại và thân thiện với môi trường.
Với sự nỗ lực của Tập đoàn Vinashin Việt Nam, thực lực của ngành đóng tàu nước ta cùng với sự đầu tư theo chiều sâu về vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ và con người tạo những bước cho Vinashin tiến xa hơn nữa.
Vinanet