Mức thuế chống bán phá giá thép không gỉ đối với các nhà sản xuất của Trung Quốc, Indonesia, Malaysia dự kiến dao động 6,45%-14,38%. Riêng một doanh nghiệp của Đài Loan (Trung Quốc) bị áp thuế cao nhất tới hơn 30%. Sau 5 tháng điều tra, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Cục Quản lý Cạnh tranh cho hay, năm 2010, doanh thu sản xuất thép trong nước tăng 280,39% so với 2009. Tuy nhiên con số này không được duy trì kể từ 2011 (chỉ tăng 39,33%). Trong giai đoạn điều tra chống bán phá giá từ 1/4/2012 đến 31/3/2013, doanh thu chỉ cao hơn cùng kỳ trước đó 18,61%. Bộ Công Thương cho rằng, trong khi công suất của ngành tăng 120%,sản lượng tăng hơn 51,89% thì việc doanh thu chỉ tăng hơn18% đã phản ánh sự không bình thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép gỉ tại thị trường trong nước. Ngành thép nội bị ảnh hưởng khi có hiện tượng bán phá giá thép không gỉ. Ảnh: Oristar Bộ nhìn nhận có hiện tượng bán phá giá thép không gỉ của 4 nước dẫn đến ngành sản xuất thép trong nước chiu thiệt hại ở mức đáng kể. "Nếu tình trạng bán phá giá của hàng hóa từ 4 nước, lãnh thổ thuộc phạm vi điều tra tiếp diễn, ngành sản xuất trong nước sẽ tiếp tục chịu thiệt hại về sau", Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định. Do vậy, để duy trì sân chơi lành mạnh cho thị trường trong nước, tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước phát triển ổn định, Cục Quản lý cạnh tranh kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120 ngày đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu của 4 nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất của Trung Quốc thấp nhất, từ 6,45% đến 6,99%. Mức thuế áp cao nhất được áp cho công ty Yuan Long Stainless Steel Corp của Đài Loan (Trung Quốc) với hơn 30%. Các nhà sản xuất thép không gỉ của Indonesia; Malaysia lần lượt là 12,03% và 14,38%. Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng cụ thể như sau: Nước/vùng lãnh thổ Lianzhong Stainless Steel Corporation Các nhà sản xuất khác 13,23% Việt Nam tiến hành điều tra chống bán phá giá thép ngoại vào tháng 7/2013 sau khi Công ty TNHH Posco VST và Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình gửi văn bản tới Bộ Công Thương yêu cầu áp thuế chống bán phá giá bình quân 20% đối với sản phẩm thép không gỉ nhập từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc). Mâu thuẫn trong ngành thép nổ ra khi có tới hơn 20 doanh nghiệp trong ngành thép cho rằng áp thuế chống bán phá giá sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước khi giá nguyên liệu tăng cao. Nguồn: vnExpress
Tên nhà sản xuất/ xuất khẩu Mức thuế áp Trung Quốc 6,99% Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd. 6,45% Các nhà sản xuất khác 6,68% Indonesia PTJindal Stainless Indonesia 12,03% Các nhà sản xuất khác 12,03% Malaysia Bahru stainless Sdn Bhd 14,38% Các nhà sản xuất khác 14,38% Đài Loan Yieh United Steel Corporation 13,23% Yuan Long Stainless Steel Corp 30,73%