Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xi măng, thép chưa tăng giá vì điện

Khi tính toán thì tăng giá điện không thể làm tăng giá sản phẩm dưới 5%, thậm chí chỉ 3%.

Sau khi Chính phủ cho phép tăng giá điện 15,28% thị trường đã quan ngại về sự tăng giá ồ ạt của mặt hàng thiết yếu khác như sắt thép, xi măng. Tuy nhiên qua trao đổi với nhà sản xuất thép, hiệp hội xi măng thì tăng giá điện không phải là áp lực tăng giá mạnh với các ngành sản xuất này.

Ông Nguyễn Văn Điệp,Chánh văn phòngHiệp hội Xi măng: “Hiệp hội chưa có chủ trương tăng giá trong thời gian tới”

Trong cuộc họp mới đây cùng Tổ điều hành giá cả thị trường, hiệp hội xi măng chưa có đề nghị gì về việc tăng giá do chưa có số liệu cụ thể của sự tác động từ tăng giá điện tới sản xuất. Theo ý kiến cá nhân của ông Điệp thì sự tăng giá này chưa có ảnh hưởng gì nhiều tới việc sản xuất kinh doanh xi măng. Việc tăng giá 60.000 VND/tấn vào đầu tháng 2 của Tổng công ty là do tăng giá nguyên liệu đầu vào.

Sắp tới có thể giá than sẽ tăng, cùng với giá xăng tăng thì Hiệp hội cùng các đơn vị thành viên mới tính toán để xem tác động tổng cộng tới sản xuất. Từ đó sẽ đề nghị mức tăng giá lên liên bộ để được chấp thuận. Mức tăng giá nếu có sẽ phải đảm bảo lợi ích hài hòa cho cả 3 bên là nhà nước, nhà sản xuất, người tiêu dùng.

Tuy nhiên việc tăng giá điện đã có tác động tới cách sử dụng điện của các đơn vị. Nhiều đơn vị đã đầu tư lắp bóng đèn tiết kiệm điện thay cho bóng sợi đốt, sử dụng biến đầu trong các động cơ tiết kiệm năng lượng. Với những nhà máy lớn thì lập dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện phục vụ sản xuất bằng việc thu nhiệt từ các khâu sản xuất xi măng. Với biện pháp này có thể tiết kiệm từ 25-30% điện năng tiêu thụ.

Hiện nay có một số nhà máy đã áp dụng công nghệ trên đạt hiệu quả cao là Hà Tiên 2, Công Thanh- Thanh Hóa. Sắp tới các nhà máy thuộc Tổng công ty Xi Măng sẽ lần lượt xây dựng những nhà máy điện tương tự để tiết giảm chi phí điện.

Hiện nay các dự án xi măng từ miền Trung trở ra sẽ không được phép đầu tư xây dựng. Các dự án trong quy hoạch muốn được chấp thuận thì yêu cầu công nghệ mới, công suất lớn, và tiết kiệm năng lượng.

Theo quy hoạch 108 của Chính phủ thì đến 2020 phải loại bỏ hoàn toàn xi măng lò đứng, cùng với các nhà máy có công suất dưới 10 vạn tấn/năm. Năm 2011 ước tính sản xuất 59-61 triệu tấn xi măng , tiêu thụ khoảng 54-56 triệu tấn nên có tăng giá cũng phải tính toán cẩn thận.


Ông Lê Phan Đức, Chủ tịch HĐQT Thép Việt Đức (VGS): “Tăng giá điện chỉ tăng giá sản xuất thép từ 3-5%”

Tăng giá điện có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất nhưng không nhiều. Đóng góp của điện trong chi phí sản xuất của một đơn vị sản xuất tại công ty chỉ từ 5-10%. Tùy từng công nghệ, sản phẩm cụ thể chi phí cho điện khác nhau. Khi tính toán thì tăng giá điện không thể làm tăng giá sản phẩm dưới 5%, thậm chí chỉ 3%.

Tuy nhiên ngay từ đầu năm với dự báo giá điện sẽ tăng, sắp có thể là giá than cũng tăng thì công ty siết chặt việc sử dụng điện. Trong sản xuất yêu cầu không để máy chạy không tải, các thiết bị điện đều chuyển sang thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Khi giá điện tăng thì cũng là cơ hội để loại bỏ những nhà sản xuất thép với công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều năng lượng. Đây cũng là lợi thế cho những nhà sản xuất thép đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Tác động mạnh nhất tới giá thành sản phẩm thép là nguyên liệu đầu vào là phôi thép, phế liệu thép. Sau khi có tham khảo về giá phôi, giá phế liệu với những nhà cung cấp lớn trên thế giới thì trong vòng 2 tháng tới sẽ không có sự biến động về giá nguyên liệu đầu vào. Như thế không thể có chuyện giá thép tăng đột biến do điện tăng giá.

Nếu có tăng giá thì nhà sản xuất cũng phải cân nhắc mức độ tăng vì thị trường thép có sự cạnh tranh khốc liệt.

Nguồn: Cafef

ĐỌC THÊM