Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xi măng, thép thừa hàng, thiếu người mua

 Đại diện một số Tổng Cty xi măng và Hiệp hội thép Việt Nam nói rằng, họ đang đối mặt nguy cơ phá sản do sản phẩm tồn kho nhiều, khó trả nợ ngân hàng.

Ngành xi măng đang thừa hàng, thiếu người mua. Ảnh: VTC.vn
Ngành xi măng đang thừa hàng, thiếu người mua. Ảnh: VTC.vn.

 

Theo ông Lê Văn Tới – Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, trong 7 tháng đầu năm nay, ngành xi măng đã sản xuất được hơn 31 triệu tấn, số lượng tiệu thụ chỉ đạt 28 triệu tấn. Nguyên nhân được cho là hàng loạt dự án xây dựng hoãn, giãn tiến độ.

Dự kiến lượng tiêu thụ xi măng trong cả năm 2011 vào khoảng 50 đến 51 triệu tấn, giảm 4 triệu tấn so với năm ngoái. Ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) nói: “Chi phí vốn quá cao, giá các vật tư nhiên liệu đầu vào hiện cũng đều tăng ở mức 2 con số, đơn cử như giá than tăng 41%; giá điện tăng hơn 15%, vỏ bao tăng khoảng 25%... Doanh nghiệp chúng tôi đang chật vật xoay sở”.

Theo ông Chung, những yếu tố trên và việc VICEM phải vay ngân hàng với lãi suất 21% đang khiến doanh nghiệp này khó lòng vay tiếp, trong khi vẫn phải trả lương cho nhân viên và tìm cách tiêu thụ hàng tồn

Trong khi ngành xi măng kêu khó, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cũng nói, sản lượng thép bán ra giảm 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ tháng 4 tới nay mỗi tháng thị trường chỉ tiêu thụ khoảng 300.000 tấn thép, trước đây là khoảng nửa triệu tấn.

“Lượng sản phẩm tồn kho tăng lên, vốn lưu động của doanh nghiệp không quay vòng trả lãi được, nhiều nhà máy sản xuất thép đã lỗ. Trong những tháng cuối năm, giá ngoại tệ, giá vàng diễn biến bất thường đều ảnh hưởng tới giá thép. Để cắt lỗ, nhiều doanh nghiệp phải tính đến việc cắt giảm sản xuất”, ông Cường nói.

Ông Cường nói, những doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng hy vọng vào cuối năm, khi kinh tế khởi sắc và các công trình đẩy nhanh tiến độ, khó khăn với ngành này sẽ giảm bớt.

Nguồn:TPO

ĐỌC THÊM