Sản lượng xi măng dự báo sẽ dư thừa cao trong năm 2010 chưa có phương án tháo gỡ thì ngành thép lại đối mặt với nguy cơ giá tăng do đầu cơ, tích trữ và đẩy giá chờ thời. Các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho rằng: Vấn đề của xi măng và thép sẽ giải quyết được khi nắm được như cầu và chủ động được thị trường. |
Xi măng đã có biểu hiện khủng hoảng thừa Ảnh: Hoàng Long Xi măng xuất khẩu không dễ Những gì đang diễn ra trong ngành sản xuất xi măng 6 tháng đầu năm 2010 hoàn toàn đúng như dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam cách đây 3 năm, khi mà vào thời điểm đó, “ngành ngành, nhà nhà làm xi măng”. Thông điệp được đưa ra lúc đó là: “Năm 2010 với sản lượng xấp xỉ 60 triệu tấn, Việt Nam sẽ trở thành nước có công suất và sản lượng xi măng lớn nhất trong khối các nước ASEAN nhưng lại không mang lại lợi nhuận lớn”. Hiện tại thị trường xi măng đang đúng như những gì đã “tiên lượng”. 6 tháng đầu năm, tổng lượng xi măng tiêu thụ đạt 23,3 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam vừa có văn bản gửi ba đơn vị sản xuất xi măng lớn tại miền Bắc phải tăng cường các biện pháp xúc tiến tìm kiếm thị trường để xuất khẩu vì hiện nay nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước đang “thừa”. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, năm 2010 nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước đạt khoảng 50 triệu đến 51,5 triệu tấn, trong khi đó năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng hiện có và các nhà máy dự kiến đưa vào hoạt động năm 2010 còn dư thừa từ 1 triệu đến 3 triệu tấn. Thực tế đó buộc cơ quan quản lý phải yêu cầu trong 6 tháng cuối năm, mỗi công ty liên doanh phải xuất khẩu từ 100.000 đến 150.000 tấn xi măng. Trong năm 2011, phải xuất khẩu 50% sản lượng xi măng và từ năm 2012 trở đi phấn đấu xuất khẩu 100% sản lượng xi măng tính theo tỷ lệ quy định tại giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, để tìm được thị trường xuất khẩu cho xi măng cũng không phải dễ, việc xuất khẩu xi măng hoàn toàn không đơn giản. Ông Lê Văn Chung, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xi măng (Vicem) cho rằng, sản phẩm xi măng nếu xuất khẩu sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Bởi xi măng là ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu của quốc gia như đá, than đá... Thêm vào đó, nếu không bảo quản tốt, chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm sẽ bị đóng rắn, biến chất. Bên cạnh đó, Việt Nam chỉ có thể hướng tới các thị trường như châu Phi, Brazil... mà sang các khu vực xa xôi đó, buộc phải có tàu lớn. Nhưng điểm mấu chốt là giá xuất khẩu của mặt hàng này không cao, chỉ ở mức 70-80 USD/tấn, rất khó bù đắp cho chi phí vận tải (xuất khẩu 1 tấn gạo thu được 500-600 USD). Tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam Nguyễn Ngọc Anh thì cho rằng: Việc xuất khẩu xi măng không phải là lối thoát tối ưu. Trên thế giới không có nước nào đầu tư sản xuất xi măng để xuất khẩu mà họ chỉ xuất khẩu khi trong nước dư thừa. Xuất khẩu xi măng mang lại hiệu quả kinh tế nhất là đầu tư xây dựng nhà máy xi măng tại chính nước đó và bán tại địa phương. Bởi vậy, chúng ta chỉ nên tính đến xuất khẩu khi đã không còn cách nào cân đối được cung cầu. Một giải pháp cho vấn đề thừa xi măng, ông Nguyễn Sỹ Tiệp, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP xi măng Hoàng Long đưa ra rằng: “Tại sao chúng ta phải bỏ USD để nhập nhựa đường, trong khi nguồn cung xi măng trong nước hiện nay rất dồi dào, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra nhiều ưu điểm của xi măng?”. Chỉ cần đầu tư xây dựng hệ thống mặt đường xi măng đã có thể tiêu thụ một lượng đáng kể nguồn xi măng trong nước mà lại có cơ sở hạ tầng bền vững, tiết kiệm chi phí. Cơn sốt thép mới? Trong nửa đầu tháng 7, giá thép 2 lần điều chỉnh theo xu hướng tăng đã khiến cho nhiều hộ kinh doanh lẫn người tiêu dùng lo về một đợt sóng tăng giá mới của thép đang hình thành. Ngày 6-7, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) đã tăng giá thép từ 200 – 300 nghìn đồng/tấn. Một tuần sau đó, ngày 13 - 7, Tổng công ty lại tiếp tục cập nhật bảng giá thép mới lần nữa. Theo đó, các loại thép cuộn 06 có giá 12,650 triệu đồng/tấn (chưa gồm thuế); thép tấm lá 14,725 triệu đồng/tấn. Trên thị trường, các công ty thép lại đồng loạt tăng giá mặt hàng này với mức cao nhất là 400.000 đồng/tấn. Chẳng hạn như thép Pionma, thép Việt Nhật phổ biến ở 13,87 – 14 triệu đồng/tấn. Qua hai lần điều chỉnh, giá thép có tổng mức tăng 700.000 đồng/tấn. Giải thích nguyên nhân tăng giá thép, ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: trong tháng 7 thị trường phôi thép thế giới đã bắt đầu tăng mạnh trở lại với mức khoảng 50 USD/tấn (rao bán 500 USD/tấn) đã tác động tới thị trường thép thành phẩm trong nước. Giá phôi đang tăng cộng với lượng thép tồn kho tháng 6 không còn nhiều nên ảnh hưởng nhanh vào thị trường thép trong nước. Theo báo cáo, đầu tháng 7 của Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Việt Nam, thép thành phẩm hiện tồn kho khoảng 371.000 tấn, lượng phôi thép khoảng 560.000 tấn. Vậy, giá thép tăng hiện nay, có phần nào do ý đồ của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đẩy giá chờ thời? Còn nhớ vào những ngày tháng 4, khi giá thép lên đỉnh đạt gần 17 triệu đồng/tấn, khiến cho khách hàng lao đao sau đó lại giảm mạnh. Và nay, giá thép lại đang tiếp tục guồng quay mới với những đợt tăng mới. Nguồn: daidoanket |
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN