Việt Nam đã xuất khẩu sắt thép các loại sang 23 thị trường trên thế giới, 7 tháng năm 2010 đạt kim ngạch 602,2 triệu USD, chiếm 1,5% trong tổng kim ngạch, với 745,6 nghìn tấn, tăng 233,52% về lượng và 243,77% về trị giá so với 7 tháng năm 2009.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam sang các thị trường thế giới đều tăng trưởng về lượng và trị giá. Chỉ có một số ít thị trường giảm, đó là: Italia giảm về lượng (giảm 18,84%) nhưng tăng về trị giá (tăng 26,72%); Hoa Kỳ giảm 29,85% về lượng (đạt 1,8 nghìn tấn), nhưng tăng về trị giá tăng 30,48% (đạt 4,7 triệu USD); riêng thị trường Ai Cập thì đều giảm cả về lượng và trị giá, giảm 61,76% về lượng và 49,36% về trị giá với 260 tấn và trên 521 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam là Cămpuchia, Malaixia, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc…. Trong đó, Cămpuchia là thị trường xuất khẩu chính với 162,3 nghìn tấn sắt thép các loại trong 7 tháng đầu năm 2010 chiếm 18% trong tổng xuất khẩu mặt hàng, đạt trị giá 111,4 triệu USD tăng 38,05% về lượng và tăng 55,22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường đứng thứ hai sau Cămpuchia là Malaixia. 7 tháng năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 73,7 nghìn tấn sắt thép các loại sang thị trường này, chiếm 9,8% trong tổng kim ngạch mặt hàng, đạt trị giá 69,9 triệu USD tăng 405% về lượng và tăng 331,8% về trị giá so với cùng kỳ 2009.
Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm tăng trưởng đột biến, nhưng so với cùng kỳ năm 2009 thì xuất khẩu sắt thép sang thị trường này tăng trưởng đứng thứ 2. 7 tháng 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 72,7 nghìn tất sắt thép các loại sang thị trường Ấn Độ, chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch mặt hàng, đạt trị giá đạt trị giá 46,1 triệu USD, tăng 4627,75% về lượng và tăng 2507,72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.
Thị trường Đài Loan, tuy đứng thứ 9 về lượng và kim ngạch, nhưng so với cùng kỳ năm 2009 thì lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng cao nhất. 7 tháng năm 2010, Đài Loan đã nhập khẩu 29,5 nghìn tấn sắt thép các loại từ thị trường Việt nam, đạt trị giá 22,1 triệu USD tăng 57995,22% về lượng và tăng 1870,22% về trị giá so với cùng kỳ.
Thống kê thị trường xuất khẩu sắt thép các loại 7 tháng năm 2010
ĐVT: lượng (tấn); trị giá (USD)
Thị trường | 7T/2010 | 7T/2009 | 7T/2010 so 7T/2009 (%) | |||
lượng | trị giá | lượng | trị giá | lượng | trị giá | |
Tổng | 745.627 | 602.297.983 | 223.560 | 175.205.981 | +233,52 | +243,77 |
Cămpuchia | 162.384 | 111.463.999 | 117.627 | 71.811.022 | +38,05 | +55,22 |
Malaixia | 73.720 | 69.997.411 | 14.598 | 16.207.730 | +405,00 | +331,88 |
An Độ | 72.760 | 46.192.352 | 1.539 | 1.771.369 | +4.627,75 | +2.507,72 |
Indonesia | 70.240 | 64.553.672 | 13.735 | 11.146.590 | +411,39 | +479,13 |
Trung Quốc | 64.976 | 50.871.507 | 2.842 | 4.171.103 | +2.186,28 | +1.119,62 |
Hàn Quốc | 53.544 | 54.976.313 | 2.603 | 3.759.198 | +1.957,01 | +1.362,45 |
Xingapo | 30.479 | 23.597.023 | 2.075 | 2.044.155 | +1.368,87 | +1.054,37 |
Đài Loan | 29.594 | 22.139.879 | 502 | 1.123.727 | +5.795,22 | +1.870,22 |
Lào | 23.461 | 17.217.883 | 21.547 | 16.305.832 | +8,88 | +5,59 |
TháiLan | 23.447 | 23.552.534 | 12.851 | 9.894.708 | +82,45 | +138,03 |
Philipin | 22.194 | 16.721.954 | 8.811 | 7.237.016 | +151,89 | +131,06 |
Hong Kong | 18.249 | 12.303.817 | 407 | 645.680 | +4.383,78 | +1.805,56 |
Tiểu vương quốc Arập thống nhất | 3.263 | 3.721.882 | 88 | 141.245 | +3.607,95 | +2.535,05 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 3.063 | 6.992.013 | 874 | 1.408.742 | +250,46 | +396,33 |
Italia | 1.930 | 4.997.790 | 2.378 | 3.944.018 | -18,84 | +26,72 |
HoaKỳ | 1.840 | 4.761.228 | 2.623 | 3.649.004 | -29,85 | +30,48 |
Oxtrâylia | 1.030 | 1.296.696 | 552 | 515.157 | +86,59 | +151,71 |
Nhật Bản | 758 | 3.771.026 | 716 | 2.210.333 | +5,87 | +70,61 |
Nga | 751 | 1.465.104 | 83 | 117.257 | +804,82 | +1.149,48 |
A rập Xê út | 640 | 517.699 | 266 | 248.025 | +140,60 | +108,73 |
Ai Cập | 260 | 521.070 | 680 | 1.029.037 | -61,76 | -49,36 |
Anh | 53 | 62.547 | 8 | 37.519 | +562,50 | +66,71 |
Thụy sỹ | | | 2 | 64.747 |
Nguồn: Vinanet