Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xuất khẩu sắt thép tăng trưởng đột biến tới 135% so với cùng kỳ

 Theo báo cáo mà Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong số các nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất, sắt thép đang là mặt hàng dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng 135% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10/2021 (từ ngày 01/10 đến ngày 15/10/2021) đạt 26,14 tỷ USD, giảm 10,1% (tương ứng giảm 2,93 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2021.   
Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 10 năm 2021 đạt 13,16 tỷ USD, giảm 14,9% (tương ứng giảm 2,31 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 9/2021.
Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 10/2021 giảm so với kỳ 2 tháng 9/2021 ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 1,04 tỷ USD, tương ứng giảm 37,2%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 848 triệu USD, tương ứng giảm 25,6%; sắt thép các loại giảm 297 triệu USD, tương ứng giảm 32,4%... 
 Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ lực giai đoạn từ 01/01/2021 đến 15/10/2021 và cùng kỳ năm 2020 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Tuy nhiên, lũy kế từ đầu năm đến kết ngày 15/10, sắt thép đang mà mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất khi tăng tới 5,12 tỷ USD, tương ứng 135,3%; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 8,42 tỷ USD, tương ứng tăng 43%;máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 4,25 tỷ USD, tương ứng tăng 12,5%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 4,07 tỷ USD, tương ứng tăng 10,3%... so với cùng kỳ năm 2020.
Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu thép tăng cao một phần là do nguồn cung khan hiếm cũng như giá thép thế giới đang ở mức cao.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tính chung 9 tháng 2021, xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, với trị giá hơn 9 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép trong giai đoạn này cũng tăng 40% về sản lượng và tăng gấp 2 lần về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thép giai đoạn 2019-2021 (Nguồn: VSA) 
Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) cũng dự báo rằng nhu cầu thép sẽ tăng 4,5% trong năm 2021 và đạt 1.855,4 triệu tấn sau khi tăng trưởng 0,1% vào năm 2020. Năm 2022, nhu cầu thép sẽ tăng thêm 2,2% lên 1.896,4 triệu tấn trong đó xây dựng và sản xuất ô tô là 2 lĩnh vực có nhu cầu lớn về mặt hàng thép.Worldsteel cho biết, năm 2021, lĩnh vực xây dựng toàn cầu dự kiến sẽ cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ được thúc đẩy bởi lãi suất thấp và các chính phủ tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng như một phần trong kế hoạch phục hồi của họ.
Sự phục hồi của lĩnh vực xây dựng không đồng đều giữa các vùng, đơn cử như ở các nền kinh tế đang phát triển, ASEAN, nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp, việc khôi phục xây dựng cho thấy sự mong manh. Ngược lại, ở Ấn Độ, nơi gần đây đã có sự gia tăng mạnh mẽ về tiêm chủng, hoạt động xây dựng đang phục hồi tích cực.
Tại Trung Quốc, lĩnh vực xây dựng đang đối mặt với một bước ngoặt và lĩnh vực bất động sản có thể sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh khi chính phủ cố gắng giải quyết các vấn đề về cơ cấu của ngành.
Bên cạnh đó, ngành ô tô, ngành có mức suy giảm mạnh nhất trong số các ngành sử dụng thép trong thời gian đóng cửa trong năm 2020, đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020. Mặc dù sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn còn rõ ràng ở một số thị trường, sự phục hồi được thúc đẩy bởi sự dồn nén nhu cầu và tăng tiết kiệm hộ gia đình.
Tại Mỹ, sản xuất xe hạng nhẹ đã lấy lại mức trước đại dịch vào quý 3 năm ngoái, nhưng nó đã có xu hướng giảm kể từ đó, một phần do sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Tại EU, sự phục hồi mạnh mẽ đang được tiến hành và lĩnh vực ô tô của EU dự kiến sẽ phục hồi 15,3% trong năm 2021. Tuy nhiên, nó vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức khi cuộc suy thoái sản xuất lần đầu tiên bắt đầu vào năm 2018. Ngành ô tô của EU phải đối mặt với sự thiếu hụt các thành phần và triển vọng nhu cầu yếu do kinh tế chung không chắc chắn.
Tại Trung Quốc, sản lượng ô tô tăng vọt trong nửa đầu năm nay. Đặc biệt, sản lượng xe năng lượng mới tăng gần 200% từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2021, chiếm 11,2% tổng số xe được sản xuất trong cùng kỳ.
Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang làm suy yếu đáng kể sự phục hồi của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Khi nhu cầu bị dồn nén không còn nữa, tăng trưởng sản xuất ô tô vào năm 2022 sẽ giảm tốc, mặc dù lượng đơn đặt hàng tồn đọng nhiều sẽ hỗ trợ một phần.
Nguồn tin: Bizlive

ĐỌC THÊM