Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Xuất khẩu thép của Ấn Độ tăng trong tháng 1

Xuất khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ trong tháng 1 đã tăng 56% so với một năm trước, khi các nhà sản xuất thép hạ giá chào bán để thu hút người mua quốc tế sau khi tiêu thụ nội địa giảm sút.

Xuất khẩu thép thành phẩm đạt 814,000 tấn, tăng 2% so với tháng trước. Tổng xuất khẩu thép thành phẩm trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 1 đã tăng 26% lên 11.1 triệu tấn, số liệu tạm thời từ Ủy ban liên hợp nhà máy thép (JPC) cho thấy. Thép thành phẩm bao gồm thép hợp kim và không hợp kim.

Tiêu thụ thép thành phẩm của Ấn Độ giảm 5.1% so với năm trước xuống 9.65 triệu tấn vào tháng 1 do các hạn chế Covid-19 đè nặng lên thị trường. Các nhà sản xuất thép Ấn Độ cũng đã giảm giá chào xuất khẩu thép cuộn cán nóng xuống mức thấp nhất là 750 USD/tấn vào tháng trước, sau khi xuất khẩu giảm mạnh trong những tháng trước đó.

UAE là thị trường xuất khẩu thép thành phẩm hàng đầu trong tháng 1 với khoảng 81,000 tấn, tiếp theo là Việt Nam với 61,000 tấn và Nepal với 53,000 tấn.

Xuất khẩu sản phẩm dẹt chiếm 82% trong tổng số lô hàng thép thành phẩm không hợp kim trong tháng 1, với HRC và thép cuộn chiếm thị phần chính, tiếp theo là thép tấm và lá mạ kẽm và thép cuộn. Cảng Paradip ở bang Odisha, miền đông Ấn Độ có lượng xuất khẩu lớn nhất trong tháng 1 với khoảng 173,000 tấn, tiếp theo là cảng Goa ở bờ biển phía tây với 103,000 tấn.

Nhập khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ trong tháng 1 giảm 23% so với một năm trước đó xuống 450,000 tấn nhưng tăng 14% so với tháng trước. Nhập khẩu thép thành phẩm từ tháng 4 đến tháng 1 tăng 3% lên 3.91 triệu tấn.

Hầu hết thép thành phẩm nhập khẩu trong tháng 1 đến từ Hàn Quốc với khoảng 212,000 tấn, tiếp theo là Trung Quốc với 70,000 tấn và Indonesia với 50,000 tấn. Cảng Mumbai đăng ký nhập khẩu nhiều nhất với 170,000 tấn, tiếp theo là Mundra với 95,000 tấn và Chennai với 63,000 tấn.

Nhập khẩu các sản phẩm dẹt chiếm 99% tổng lượng thép thành phẩm không hợp kim trong tháng 1, với các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm HRC và thép cuộn, tiếp theo là tôn điện và thép lá mạ kẽm và thép cuộn.

Nguồn tin: satthep.net

ĐỌC THÊM